This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Viêm nội mạc tử cung

Viêm nội mạc tử cung là tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong buồng tử cung, do vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng gây ra. Nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung thường do mầm bệnh lan truyền từ dưới lên như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo. Mầm bệnh thường gặp nhất là lậu cầu, chlamydia.

Nội mạc tử cung là gì?

Mặt trong thành tử cung có một lớp niêm mạcbao phủ được gọi là nội mạc tử cung.Nội mạc tử cung được cấu tạo bởi hai thành phần: tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, gồm 2 lớp: Lớp nội mạc căn bản (lớp đáy): mỏng, không thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, mang phần đáy của các ống tuyến. Lớp nội mạc tuyến (lớp nông): hoạt động chịu nhiều biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt:

Hàng tháng,dưới tác dụng của hormon sinh dục nữ,nội mạc tử cung phát triển dày lên để sẵn sàng nhận trứng thụ tinh làm tổ.Khi sự thụ tinh không diễn ra,nội mạc tử cung sẽ tự bongra và gây chảy máu hay còn gọi là hành kinh.

Trong thời gian mang thai, lớp này phản ứng do sự thay đổi nội tiết, nội mạc tử cung dày lên và trở thành lớp rất đặc biệt là màng rụng, cho phép phôi làm tổ và nhau thai phát triển.

Biểu hiện khi nội mạc tử cung bị viêm?

Khi nội mạc tử cung mới bắt đầu bị viêm người bệnh thấy các biểu hiện như: đau bụng dưới rốn, sốt, khí hư ra nhiều như mủ, đặc, màu xanh...

Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm phần phụ hoặc nhiễm khuẩn huyết.

Người bệnh cần làm gì?

Khi có các biểu hiện như trên người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa khám xét nghiệm tìm nguyên nhân và có chỉ định điều trị thích hợp. Đặc biệt cần chú ý nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung thường do viêm âm đạo, viêm cổ tử cung nên chị em phụ nữ khi thấy một trong những dấu hiệu của viêm âm đạo như ra khí hư (số lượng ít hoặc nhiều, loãng hoặc đặc, màu trong, đục hoặc màu vàng, mùi hôi hoặc không hôi), ngứa ngáy khó chịu, đau khi giao hợp, đái buốt,... cần đi khám để được điều trị triệt để tránh dẫn đến viêm nội mạc tử cung. Người bệnh không nên tự ý điều trị vì có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn và khóchữa khỏi hoàn toàn.

Bác sĩ Thu Lan

Sinh khó

Danh từ sinh khó dùng để mô tả những cuộc chuyển dạ bất thường hoặc khó khăn, là một chẩn đoán bao trùm lên những hoàn cảnh khác nhau về những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ.

Không thể đánh giá chính xác tỷ lệ sinh khó trong chuyển dạ được, bởi vì sự chẩn đoán phụ thuộc vào kết quả của cuộc sinh nhưng sinh khó chiếm 80% những chỉ định mổ lấy thai. Nguyên nhân sinh khó có thể do mẹ, động lực của cơn co tử cung, do thai nhi. Thực tế khi xác định sinh khó tùy thuộc vào nguyên nhân gây sinh khó, khả năng tay nghề của thầy thuốc và kinh nghiệm lâm sàng mà có hướng xử trí hợp lý cho sản phụ sinh ngả âm đạo hay sinh mổ.

Sinh khó do cơn gò tử cung tăng

Cơn gò tử cung trong chuyển dạ không do sản phụ điều khiển, bình thường cơn gò tử cung diễn tiến nhịp nhàng, lúc co, lúc nghỉ. Nhịp độ của những cơn gò cũng thay đổi qua từng giai đoạn của chuyển dạ. Hiệu quả của cơn gò đưa đến sự xóa mở cổ tử cung mà cuối cùng là sự tống xuất thai nhi.

Khi cơn gò tăng do chướng ngại vật cản lối ra của thai nhi, thai to, chuyển dạ kéo dài, dùng thuốc tăng gò không đúng kỹ thuật, làm ảnh hưởng đến chuyển dạ; khi cơn gò dồn dập làm thai xổ quá nhanh, đưa đến rách cổ tử cung, rách âm đạo, có thể vỡ tử cung. Thai nhi dễ bị suy, tổn thương não. Sau sinh dễ băng huyết.

Vấn đề chẩn đoán nguyên nhân rất quan trọng, phải xác định do nguyên nhân cơ học hay không, như khung chậu hẹp, u tiền đạo, ngôi bất thường, nếu có phải mổ lấy thai. Sau khi loại bỏ nguyên nhân cơ học sẽ điều trị bằng thuốc giảm gò tử cung. Nếu điều trị thuốc không kết quả thì mổ lấy thai để tránh suy thai.

 Ảnh minh họa
Sinh khó do cơn gò tử cung giảm

Biểu hiện cơn gò thưa và cường độ các cơn gò yếu, trương lực cơ tử cung giảm. Nguyên nhân ở sản phụ cơ địa yếu, suy nhược, thiếu máu, suy tim, lao hay sử dụng thuốc an thần, mất nước, mệt, đói. Nguyên nhân thứ phát gặp như: đa thai, đa ối, có kèm u xơ tử cung, chuyển dạ kéo dài.

Khi cơn gò tử cung giảm làm cho sự xóa mở cổ tử cung chậm, suy thai, nhiễm trùng ối.

Điều trị tùy theo nguyên nhân, nếu cơn gò giảm do đa ối, nên tia ối cho ra bớt ối. Sau khi tử cung trở về dung tích bình thường, tử cung sẽ co bóp đều và hiệu quả. Trường hợp do suy nhược, thể trạng sản phụ kém, cần hồi sức và cho thuốc oxytocin tăng cường co bóp tử cung. Tùy hoàn cảnh và nguyên nhân mà chúng ta có cách xử trí hiệu quả, một khi không kết quả nên mổ lấy thai, để tránh suy thai và băng huyết sau sinh.

Sinh khó do khung chậu

Khung chậu là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong sản khoa, vì ngôi thai từ trong tử cung muốn sinh ra được theo ngả âm đạo phải chui lọt qua được lòng khung chậu. Một khung chậu có đường kính giới hạn, hẹp hay khung chậu biến dạng là nguyên nhân của sinh khó, nhiều khi phải xử trí bằng mổ lấy thai. Vì vậy, đánh giá khung chậu bằng cách đo đạc, ước lượng kích thước của khung chậu là sự cần thiết để tiên lượng cuộc sinh.

Khung chậu ở sản phụ được cấu tạo bởi 4 xương và chia làm hai phần đại khung ở trên và tiểu khung ở dưới, trong sản khoa phần tiểu khung đóng vai trò quan trọng hơn vì thai nhi chui qua phần tiểu khung. Do vậy, sinh khó do khung chậu thường đề cập đến phần tiểu khung. Trong sinh khó gây ra bởi khung chậu, có thể là nguyên nhân một phần của khung chậu hẹp hay toàn bộ khung chậu hẹp.

Nguyên nhân khung chậu hẹp hay biến dạng có thể do bẩm sinh hoặc do hậu quả của một quá trình phát triển bị rối loạn do yếu tố dinh dưỡng, còi xương, nhuyễn xương, bệnh ở cột sống, bệnh ở xương chậu, trật khớp háng. Ảnh hưởng của khung chậu hẹp lên thai kỳ như: thay đổi vị thế tử cung, làm ngôi thai bất thường vào giai đoạn chuyển dạ gây chuyển dạ kéo dài, cơn gò bất thường, vỡ tử cung và suy thai.

Tùy theo mối tương quan trọng lượng thai, đường kính khung chậu của người mẹ và ngôi thai mà bác sĩ chuyên khoa đánh giá, tiên lượng để quyết định cho sinh ngả âm đạo hay phải mổ lấy thai, với kết quả sau cùng an toàn mẹ và con.

Sinh khó do phần mềm của mẹ

Các phần mềm của mẹ có thể gây sinh khó gồm: âm hộ và tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung, tử cung.

m hộ và tầng sinh môn gây ra sinh khó là do đề kháng bất thường của màng trinh, tầng sinh môn quá rắn chắc ở sản phụ con so lớn tuổi. Trong trường hợp này không có chỉ định mổ lấy thai, mà khi giai đoạn xổ thai ta có thể cắt rộng tầng sinh môn cả hai, bên trái và bên phải. m hộ có khối u, nếu là u sùi mồng gà bắt buộc chỉ định mổ lấy thai, còn các loại u khác có thể sinh ngả âm đạo.

Sinh khó do âm đạo thường gặp âm đạo có sẹo vách ngăn, u âm đạo hay âm đạo hẹp do sẹo hay bẩm sinh. Tùy từng nguyên nhân mà bác sĩ chuyên khoa có hướng xử trí thích hợp sinh ngả âm đạo trong các trường hợp sẹo vách ngăn, cắt vách ngăn, u nhỏ có thể bóc u. Chỉ định mổ lấy thai đối với trường hợp âm đạo hẹp, u lớn.

Sinh khó do cổ tử cung rất thường gặp trong sản khoa, xuất hiện sau các bất thường của các cơn gò tử cung, cổ tử cung cứng phù nề, ngoài ra cổ tử cung có sẹo, dính hay u cổ tử cung, tùy thuộc vào nguyên nhân mà chúng ta có cách giải quyết tốt.

Sinh khó do tử cung, gặp trong tử cung đôi, tử cung có sẹo mổ bóc nhân xơ, sẹo mổ lấy thai cũ. Trong các nguyên nhân tùy thuộc vào tình trạng thai kỳ này, ước lượng cân thai, ngôi thai mà bác sĩ chuyên khoa đánh giá cần phải mổ hay là cho sinh ngả âm đạo.

Sinh khó do thai to

Sự sinh một thai to thường khó khăn và nguy hiểm cho cả thai nhi lẫn người mẹ trong lúc chuyển dạ và xổ thai. Sinh khó do thai to có thể do thai to toàn phần hoặc to từng phần của cơ thể như trong trường hợp não úng thủy, bụng to, bụng cóc, thai phù toàn thân. Thai to toàn phần khi thai nhi cân nặng từ 4kg trở lên khi tới ngày sinh, sự to lớn này bao gồm toàn thể thai nhi. Sinh khó trong thai to có tính cách tương đối vì tùy mức độ mất cân xứng giữa thai nhi to và khung chậu của mẹ. Thai nhi to thường đường kính mỏm vai lớn hơn 12cm và sự sinh khó thường do vai thai nhi.

Xử trí, trong những trường hợp biết chắc chắn thai to, hoặc trường hợp ngôi thai bất thường như: ngôi mặt, ngôi trán hay ngôi ngang thì có chỉ định mổ lấy thai, không nên để suy thai, nhiễm trùng ối rồi mới mổ. Những trường hợp thai nhi to từng phần, tùy thuộc vào điều kiện, khả năng sống được của thai nhi, tương xứng thai mà bác sĩ chuyên khoa có cách xử trí thích hợp.

Tóm lại: sinh khó là một chương trong bệnh lý sản thường gặp nhất. Quá trình chuyển dạ sinh là giai đoạn sau cùng của sự mang thai sau 9 tháng 10 ngày ở người mẹ. Việc đánh giá của từng trường hợp, đòi hỏi bác sĩ sản khoa có sự quyết đoán chính xác và xử trí kịp thời để có kết quả mong muốn mẹ khỏe con khỏe.

BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN

U nang tuyến bartholin

Tuyến Bartholin ở phụ nữ nằm ở dưới da phía trong hai bên âm đạo, có kích thước chỉ nhỏ bằng hạt đỗ. Các tuyến này còn nằm ở dưới da xung quanh môi âm hộ và trong đường tiết niệu. U nang tuyến Bartholin là hiện tượng bị nghẽn ống dẫn và ở trong tuyến chứa đầy dịch nhờn. Các nang tuyến Bartholin có kích thước rất khác nhau, có thể chỉ như một hòn bi nhỏ nhưng cũng có thể to như một quả cam. Các u này thường phát triển chậm. Khi tuyến hoặc ống Bartholin bị nhiễm trùng thì được gọi là áp xe tuyến Bartholin. Rất ít khi cả hai tuyến Bartholin bị nhiễm trùng cùng một lúc.

Nguyên nhân gây ra các nang tuyến Bartholin

Viêm nhiễm đường sinh dục, hoặc chất nhầy quá đặc cũng có thể làm tắc ống Bartholin. Khi bị tắc chất nhầy ứ lại bên trong và tạo ra u nang Bartholin. Kích thích tình dục làm tiết nhiều chất nhờn lại càng làm cho các nang to nhanh thêm. Đôi khi các tuyến Bartholin bị nhiễm trùng là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng cách sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

 Tư vấn sức khỏe vị thành niên tại Ngôi nhà Tuổi trẻ (Thanh Xuân - Hà Nội). Ảnh: HNM
Triệu chứng

U nang tuyến Bartholin thường gặp ở phụ nữ từ 20-29 tuổi. Nếu tuyến Bartholin không bị nhiễm trùng, triệu chứng phổ biến nhất là có các nốt nhỏ nhưng không đau. Một số có thể tự tiêu mà không cần có tác động gì. Bạn có thể nhận ra những vết đỏ phồng lên ở vùng âm hộ. Các nang có thể phồng lên với kích thước từ 0,64cm - 7,62cm. Người bệnh có thể tự mình phát hiện được hoặc được phát hiện trong khi thăm khám sức khỏe.

Nếu tuyến Bartholin bị viêm, tuyến sẽ không tiết nhờn làm cho đau rát khi giao hợp và kích thích bàng quang nên dễ bị rối loạn tiểu tiện. Khi u Bartholin bị nhiễm trùng sẽ tạo thành một ổ áp xe to nhanh trong khoảng 2- 4 ngày và thường rất đau, thậm chí đi lại hay ngồi cũng đau.

Điều trị thế nào?

Khi thấy có những biểu hiện của u nang tuyến Bartholin, người bệnh cần nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị thích hợp. Đối với một u nang Bartholin khi đã to có thể gây triệu chứng thường được tháo dịch ra và người ta thường đặt một ống dẫn lưu trong vài tuần, khi lành các môi âm đạo vẫn mở được bình thường như cũ. Liệu pháp này là để ngăn các nang tái phát. Sau phẫu thuật, khi về nhà bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Để chóng khỏi, cần giữ vệ sinh, khi rửa nên cẩn thận và không hoạt động tình dục khi vết thương chưa lành hẳn.  

 Bác sĩ Bùi Phương

Chuyên đề tìm hiểu về lạc nội mạc tử cung – kỳ 6

Câu hỏi: Các dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung là gì? Hiện tại kinh nguyệt của tôi không đều, có kinh thỉnh thoảng đau bụng, kinh nguyệt kéo dài khoảng một tuần. Có phải tôi đang bị bệnh lạc nội mạc tử cung không? Có sản phẩm nào giúp phòng bệnh lạc nội mạc tử cung không, thưa bác sĩ? (Nguyễn Kim A.- Hà Nam)

Trả lời: Trước hết, xin giải thích rõ lạc nội mạc tử cung được gây ra bởi các yếu tố: trào ngược kinh nguyệt (khi có kinh tử cung co bóp, máu kinh mang theo niêm mạc tử cung trào ngược qua vòi tử cung vào ổ bụng, dẫn đến cấy ghép niêm mạc tử cung vào tiểu khung của người bệnh); thứ hai là di truyền (vấn đề này vẫn còn đang được nghiên cứu nhưng thường nếu người mẹ bị thì con gái cũng rất hay bị giống mẹ); thứ ba do yếu tố về nhiễm sắc thể của cá thể đưa đến lạc nội mạc tử cung; hoặc cũng có thể do các thủ thuật về sản phụ khoa: đỡ đẻ rách tầng sinh môn, nạo hút thai…..những can thiệp này làm niêm mạc tử cung bị di chuyển sang những khu vực khác gây bệnh lạc nội mạc tử cung…. Và còn những nguyên nhân phát tán chưa biết được (vì có cả một tỉ lệ nhỏ lạc nội mạc tử cung ở cả não, gan, phổi..)

 Ảnh minh họa
Về dấu hiệu, khi bị lạc nội mạc tử cung  bệnh nhân thường đau bụng dữ dội khi có kinh (chiếm đến 80- 90% các trường hợp). Cũng xin được làm rõ thêm ở người phụ nữ bình thường thì bị đau bụng trước hành kinh (để báo có kinh), còn bệnh nhân lạc nội mạc tử cung thì đau trong suốt thời gian có kinh nguyệt, đau nhiều, đau quằn quại không chịu nổi phải uống thuốc giảm đau. Bên cạnh đó, người bệnh còn thấy đau trong khi quan hệ vợ chồng. Kinh nguyệt rối loạn, thất thường nếu như có lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng…

Do đó, những triệu chứng của chị như trên là một số biểu hiện của lạc nội mạc tử cung, nhưng để khẳng định chắc chắn, chị cần đến các cơ sở phụ khoa để khám cụ thể. Khi đó, qua thăm dò bằng chụp, siêu âm, xét nghiệm…thầy thuốc sẽ trả lời cụ thể cũng như có hướng điều trị sớm.

Về sản phẩm giúp phòng và hỗ trợ điều trị lạc nội mạc tử cung, xin chia sẻ với chị, gần đây tại một Hội thảo khoa học các bác sĩ đã trao đổi về một phương pháp hoàn toàn mới trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa lạc nội mạc tử cung đó là Phụ Lạc Cao. Sản phẩm này chứa các thành phần thảo dược như: Đan sâm, Nga truật…. có tác dụng đối với chứng viêm, phù nề khoang bụng sau phẫu thuật, giúp điều hòa miễn dịch, kinh nguyệt và khí huyết, nhờ đó cơ thể phụ nữ trở nên khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, hữu ích cho bệnh nhân đau bụng dưới dữ dội trong kỳ kinh và vô sinh do lạc nội mạc tử cung.

Mọi thông tin cần tư vấn về sức khỏe xin gửi tới địa chỉ email: homthutuvansuckhoe@gmail.com

Điện thoại: 04 38461530 – 08 39770045.

Ngoài ra, trong thông báo mới tháng 12 năm 2009 của Liên đoàn phụ sản quốc tế (FIGO) và Liên đoàn sản phụ khoa Châu Á và Châu đại dương (AOCOG) trong việc dùng thuốc Dienogest 2mg/ 24h (mỗi ngày)- (dùng từ 24 đến 52 tuần lễ) của các tác giả Nhật Bản đã có kết quả tốt. Dùng 24 tuần kết quả tốt đạt 72,5%, và dùng 52 tuần kết quả tốt đạt đến 96,2%. Đây là một hướng điều trị rất mới sẽ dần được sử dụng ở Việt Nam vì đây là dạng nội tiết tố nam có tên gọi 19 Nor- Testosteron.

Hỏi: Tôi bị lạc nội mạc tử cung đã phẫu thuật một lần và tiêm một đợt Diphereline nhưng cứ  tiêm là 3 tháng mới thấy kinh trở lại, hiện ở buồng trứng trái  có một  khối lạc nội mạc tử cung kích thước 4,4mm. Hiện nay kinh nguyệt tôi không đều (từ 27 - 35 ngày). Tôi nên điều trị như thế nào? (Lê Thu T.- Bình Định)

Trả lời: Chị đang bị khối lạc nội mạc tử cung kích thước 4.4 mm ở buồng trứng trái. Đây là một khối lạc nội mạc tử cung tương đối nhỏ, tuy nhiên, nó vẫn ảnh hưởng đến việc phóng noãn của buồng trứng và sự lớn lên vượt trội của nang noãn cũng như việc điều tiết các nội tiết gây kinh nguyệt hàng tháng.

Hiện tại, vấn đề cơ bản của chị là kinh nguyệt không đều (từ 27- 35 ngày), nên để có phương pháp điều trị thích hợp, chị nên đến khám  lại tại nơi đã thực hiện phẫu thuật khi trước. Nếu có điều kiện, chị có thể đến khám tại Bệnh viện phụ sản Từ Dũ hoặc Bệnh viện phụ sản Hùng Vương là những cơ sở sản khoa lớn ở TPHCM để được các bác sĩ khám và tư vấn. Bên cạnh đó, xin chia sẻ với chị một thông tin hữu ích, đó là gần đây trên thị trường xuất hiện sản phẩm Phụ Lạc Cao giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa lạc nội mạc tử cung, giảm viêm, điều hòa khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, có tác dụng đối với chứng viêm, phù nề khoang bụng sau phẫu thuật và ngăn ngừa bệnh tái phát. Phụ Lạc Cao đã được sử dụng tại hơn 600 bệnh viện của Trung Quốc cho kết quả tốt. Mới đây, sản phẩm này đã được báo cáo tại Bệnh viện phụ sản TW. Thân ái!

 Nguyễn Đức Vy

Virut gây u nhú ở người

Virut gây u nhú ở người (Human Papilloma Virus - HPV) là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung cho phụ nữ. Các nhà khoa học đã tìm thấy HPV trong 99,7% các trường hợp ung thư tế bào gai ở cổ tử cung. HPV cũng là nguyên nhân gây ra mụn cơm hay những nốt sần ở vùng sinh dục. Có hơn 100 chủng HPV nhưng chỉ có 15 chủng gây ung thư cổ tử cung, trong đó hai chủng 16 và 18 là nguyên nhân gây ra hơn 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung.

HPV lây truyền qua tiếp xúc và quan hệ tình dục (như qua tiếp xúc giữa da, niêm mạc dương vật với niêm mạc cổ tử cung, âm đạo), có khả năng lây lan dễ dàng và rộng rãi. Tuy vậy, HPV không lây theo máu hoặc theo tinh dịch, dịch âm đạo. Hầu hết nam, nữ đều bị nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời. Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV không biểu hiện triệu chứng và tự khỏi sau vài tháng, 90% hết trong vòng 2 năm. Do đa số những người nhiễm HPV không biết tình trạng nhiễm của mình, nên họ có thể lây truyền cho bạn tình. Nguy cơ nhiễm cao nhất ở thời điểm bắt đầu có quan hệ tình dục.

 Hình ảnh virut HPV tấn công tế bào cổ tử cung.

Nhiễm trùng các chủng HPV “nguy cơ cao” kéo dài có thể tiến triển thành tổn thương tiền ung thư. Chỉ có khoảng 10% phụ nữ bị nhiễm HPV dai dẳng ở cổ tử cung. Khi xâm nhập vào cơ thể mà không bị đào thải, HPV sẽ gây ra những biến đổi bất thường ở các tế bào của cổ tử cung, làm chúng không thực hiện đúng chức năng của mình trong thời gian dài. Do không hề có triệu chứng nên bệnh có thể tiến triển qua nhiều năm mà không được phát hiện. Chỉ có tế bào ung thư mới lan truyền đi. Chúng đi khắp cơ thể, đến máu và dịch bạch huyết. Chúng cũng lan trực tiếp đến các mô gần cổ tử cung. Trong giai đoạn đầu (gọi là biến đổi tiền ung thư), những biến đổi này thường diễn ra chậm, khu trú tại chỗ tiếp xúc và thường không gây đau đớn, chảy máu, hay bất cứ dấu hiệu gì để cảnh báo. Tuy nhiên, nếu các tổn thương tiền ung thư được phát hiện sớm thông qua khám sàng lọc định kỳ và được điều trị kịp thời thì tỷ lệ khỏi rất cao. Nếu để muộn, chúng sẽ tiến triển thành ung thư và rất khó điều trị. Người ta cũng đã xác định được một số yếu tố thúc đẩy tiến triển thành ung thư cổ tử cung sau khi nhiễm HPV, đó là những phụ nữ có các yếu tố như: bị suy giảm miễn dịch, đẻ nhiều, đẻ con đầu tiên khi còn ít tuổi, sử dụng lâu dài thuốc tránh thai, hút thuốc lá, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh do Chlamydia trachomatis và bệnh do virut Herpes simplex. Các yếu tố này không trực tiếp gây ung thư nhưng tạo thuận lợi cho nhiễm virut HPV và tạo thuận lợi cho tổn thương tiền ung thư chuyển thành ung thư.

 Mặc dù HPV được coi là kẻ giết người thầm lặng đối với phụ nữ, nhưng có rất nhiều cách để họ có thể tự bảo vệ mình khỏi lây nhiễm HPV. Đối với các em gái và phụ nữ trẻ chưa có quan hệ tình dục thì tiêm vaccin sẽ dự phòng được bệnh ngay từ ban đầu. Với những phụ nữ trưởng thành đã có tiếp xúc tình dục, khám sàng lọc để phát hiện và điều trị kịp thời những tổn thương tiền ung thư sẽ ngăn ngừa không để chúng tiến triển thành ung thư. Bên cạnh đó, thực hành sinh hoạt tình dục lành mạnh và an toàn cũng là một biện pháp dự phòng hiệu quả đối với bệnh này.  

Như vậy, để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong liên quan đến ung thư cổ tử cung phụ nữ cần được bảo vệ một cách toàn diện, bao gồm tiêm vaccin HPV cho các em gái và sàng lọc phát hiện sớm các biểu hiện tiền ung thư cổ tử cung cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, “cái khó bó cái khôn”. Vaccin HPV có giá thành còn quá cao, cho nên Nhà nước ta chưa thể có đủ kinh phí cho việc thực thi tiêm phòng cho tất cả em gái trước khi bước vào tuổi sinh hoạt tình dục, chưa đủ kinh phí cho việc trang bị máy móc, phương tiện, kỹ thuật sàng lọc rộng rãi để các cán bộ y tế có thể thực hiện ngay từ tuyến y tế cơ sở. Đây không chỉ còn là gánh nặng của mỗi người phụ nữ, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng mà là gánh nặng chung của toàn xã hội, nhất là ngành y tế. Nhiều tổ chức quốc tế đã và đang hỗ trợ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cả về kinh phí, kỹ thuật và đặc biệt là đang hợp tác để tìm giải pháp và chiến lược phù hợp giải quyết vấn đề lớn và khó khăn này trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp. “Phái yếu” ở Việt Nam đang kỳ vọng được tiếp nhận hiệu quả của các giải pháp toàn diện phòng bệnh ung thư cổ tử cung, tiến tới một tương lai không còn ung thư loại này.

TS.BS.Nguyễn Thị Kim Liên

Sinh con ở độ tuổi nào là tốt nhất?

Sinh con là một quyết định quan trọng đối với cả người vợ và người chồng, nó liên quan đến nhiều yếu tố cần được cân nhắc như điều kiện sức khỏe, kinh tế gia đình, những kiến thức làm mẹ,... Trong đó độ tuổi thích hợp để sinh con là một vấn đề vô cùng quan trọng. Nếu sinh con quá sớm (trước 20 tuổi) hoặc sinh con quá muộn (sau 35 tuổi) đều gây nhiều tai biến cho cả mẹ và thai nhi.

Các nguy cơ khi sinh con quá sớm

Nếu sinh con trước 20 tuổi,  cơ thể người phụ nữ chưa phát triển hoàn chỉnh, khung chậu hẹp nên trong quá trình chuyển dạ thường gây đẻ khó, dễ có tai biến cho con (chuyển dạ lâu thai dễ bị ngạt) và tai biến cho mẹ (tỷ lệ rách đường đẻ cao hơn bình thường vì đường đẻ hẹp, dẫn đến làm tăng nguy cơ chảy máu.).

Những đứa trẻ sinh ra trong khi mẹ mới đang ở độ tuổi vị thành niên thường có tỷ lệ tử vong và cân nặng thấp dưới 2500g cao hơn những mà mẹ đủ tuổi do nhiều nguyên nhân: cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn chỉnh, không có kiến thức làm mẹ, không biết cách hoặc không được chăm sóc khi mang thai khiến quá trình sinh trường và phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng,...

Ngoài ra, nếu sinh con trước 20 tuổi, người mẹ sẽ bị hạn chế khả năng học tập và cơ hội có nghề nghiệp ổn định, do đó sẽ không có đủ điều kiện tốt nhất để chăm sóc cho trẻ.

 Sinh con đúng độ tuổi để bảo đảm sức khỏe cho mẹ và tương lai cho trẻ. Ảnh: MH

…và những rủi ro khi sinh con quá muộn

Khi phụ nữ bước sang tuổi 35, sức khỏe cũng như chất lượng của trứng không đảm bảo, tỷ lệ thụ thai kém hơn khi còn trẻ, độ giãn nở của khung chậu đã bị hạn chế nên việc mang thai và sinh nở  lần đầu có nhiều rủi ro cho cả mẹ lẫn con. Các nguy cơ khi sinh con muộn thường gặp là: sẩy thai, đẻ non, tiền sản giật, thai lưu, đẻ khó,...  Mang thai khi đã lớn tuổi thì tỷ lệ rối loạn nhiễm sắc thể cao nên tỷ lệ con mắc bệnh đần độn (Down) ở các bà mẹ này thường cao hơn bình thường. Nguy cơ càng tăng khi tuổi mang thai càng cao.

Độ tuổi phù hợp để sinh con

Người phụ nữ ở độ tuổi từ  22-29 tuổi có sức khỏe sinh sản tốt nhất vì cơ thể đã phát triển toàn diện, chất lượng trứng cũng ở thời kỳ tốt nhất. Ở độ tuổi này người phụ nữ đã phát triển đầy đủ về cả tâm - sinh lý cho việc mang thai và làm mẹ.  từ độ tuổi 24-29, các điều kiện về nghề nghiệp, kinh tế gia đình sẽ thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe khi mang thai cũng như chăm sóc em bé khi ra đời để trẻ được phát triển toàn diện. Ngoài ra cũng cần phải chú ý khoảng cách giữa 2 lần sinh để đảm bảo sức khỏe cho người phụ nữ và chăm sóc tốt con cái. Do đó sau 3 đến 5 năm mẹ mới nên sinh đứa con tiếp theo, khi cơ thể đã phục hồi hoàn toàn sau lần sinh đẻ trước.

Bác sĩ  Thu Lan

Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới

Có ba nhóm nguyên nhân khiến phụ nữ khó mang thai, do vậy, chị em cần đến gặp các thầy thuốc chuyên khoa sớm để tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng mới mang lại hiệu quả.

Không rụng trứng

Để biết có rụng trứng hay không, bạn có thể dựa vào các triệu chứng như: kinh nguyệt có đều hay không, ra chất nhầy giữa chu kỳ kinh, nhiệt độ cơ thể, siêu âm sự phát triển nang noãn và xét nghiệm máu định lượng nội tiết. Trong đó, định lượng nội tiết, siêu âm hoặc nội soi ổ bụng sẽ giúp chẩn đoán. Khoảng 70 - 80% phụ nữ không rụng trứng do mắc hội chứng buồng trứng đa nang với biểu hiện: kinh thưa, mất kinh hoặc mọc nhiều trứng cá, lông rậm, béo bệu và kèm theo nhiều nang nhỏ được phát hiện khi siêu âm. Bên cạnh đó, phụ nữ đến tuổi sinh sản không rụng trứng còn do suy yếu vùng dưới đồi - tuyến yên ở não bộ vốn là cơ quan kích thích buồng trứng hoạt động, hoặc do tăng tiết prolactin dẫn tới ức chế buồng trứng. Do vậy, lời khuyên đầu tiên cho chị em là hãy cố gắng thư giãn, thoải mái, tin tưởng vào thầy thuốc, điều này đóng góp 50% vào sự thành công trong điều trị vô sinh.

 Ảnh minh họa
Tắc vòi trứng

Đây là nguyên nhân chiếm đến 40% các trường hợp vô sinh ở nữ giới và có liên quan đến tiền sử hút và nạo thai. Do vậy, phụ nữ cần thiết phải sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn. Nếu lỡ có thai thì nên đến hút và nạo thai ở các cơ sở y tế chuyên khoa bảo đảm an toàn. Phương pháp nội soi ổ bụng để gỡ dính tắc vòi trứng, mở thông vòi hoặc nối lại vòi… sẽ mang lại hiệu quả tốt trong các trường hợp bị tổn thương ít và nhẹ. 70% các trường hợp còn lại chỉ có thể có thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm.

Tổn thương dính ở cổ tử cung, hoặc ở buồng tử cung

Nguyên nhân vô sinh này thường liên quan tới tiền sử hút thai và nạo thai. Dính buồng tử cung (TC) ở mức độ nhẹ là dính một phần niêm mạc buồng TC. Khi bị dính buồng TC có biểu hiện kinh ít và thưa, đau bụng khi hành kinh. Tuy nhiên, cũng có thể dính toàn bộ buồng TC với biểu hiện là mất kinh hoàn toàn sau nạo hút thai. Có những phụ nữ may mắn hơn chỉ dính một phần ngoài ống TC, không bị tổn thương đến niêm mạc TC. Trong trường hợp này, việc điều trị đơn giản hơn. Với trường hợp bị dính TC, dù một phần hay toàn bộ thì việc điều trị cũng phức tạp và tỷ lệ tái phát rất cao.

Ngày nay, với tiến bộ của y học, các tổn thương dính buồng TC đã được giải quyết bằng phẫu thuật nội soi. Để tránh dính sau mổ, bác sĩ cũng có thể đặt vòng chống dính và cho uống thuốc nội tiết để tạo kinh nhân tạo từ 4 – 5 tháng, tùy theo tình trạng tổn thương dính. Mặc dù kết quả điều trị dính buồng trứng TC đã có nhiều tiến bộ và khả quan trong những năm gần đây, nhưng nguyên nhân này cũng là nguyên nhân khiến nhiều bác sĩ chuyên ngành vô sinh trăn trở, đặc biệt là các bệnh nhân bị dính buồng TC toàn bộ.

BS Thu Phương

Những biến cố trong thời kỳ hậu sản

Thời kỳ hậu sản là khoảng thời gian sau khi nhau sổ cho đến khi chức năng sinh lý và giải phẫu của cơ quan sinh dục cơ thể người mẹ trở lại trạng thái bình thường, trung bình là 6 tuần lễ. Bên cạnh đó, có thể có những biến cố xảy ra trong thời kỳ hậu sản.

 Ảnh minh họa
Chảy máu sau sinh (CMSS)

CMSS bao gồm băng huyết, tụ máu sau may tầng sinh môn và chảy máu muộn.

CMSS do đờ TC: bình thường sau khi nhau sổ ra ngoài, tử cung phải co lại để cầm máu. Khi TC không co lại được gây ra chảy máu, khi lượng chảy máu trên 500ml gọi là băng huyết sau sinh kèm theo triệu chứng vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm xanh, huyết áp tụt, mạch nhanh, TC mềm nhão, ấn vào TC máu từ âm đạo chảy ra nhiều. Đây là một cấp cứu khẩn về sản khoa, cần truyền dung dịch mặn đẳng trương kèm với oxytocin pha truyền tĩnh mạch chảy nhanh, kết hợp hồi sức, truyền dung dịch cao phân tử, truyền hồng cầu lắng cùng nhóm và xoa nắn trên đáy TC giúp cho TC co hồi tốt. Cần kiểm tra lòng TC sau khi dấu sinh hiệu tạm ổn.

CMSS do tổn thương đường sinh dục: nguyên nhân do rách tầng sinh môn, âm đạo và cổ TC. Sau sinh máu từ âm đạo chảy ra nhiều, khám TC co hồi tốt, TC có cầu an toàn rõ, kiểm tra bằng dụng cụ thấy có tổn thương đang chảy máu ở đường sinh dục. Cần hồi sức tốt, truyền dung dịch mặn đẳng trương, khi sinh hiệu ổn định thì tiến hành may lại chỗ tổn thương và kết hợp dùng thuốc kháng sinh liều cao, giảm đau và giảm sưng nề.

CMSS do bệnh lý rối loạn đông máu và cầm máu: sau sinh máu âm đạo chảy ra nhiều, toàn máu loãng, không có máu cục, người mẹ cảm giác mệt, vã mồ hôi, huyết áp tụt, mạch nhanh, xét nghiệm máu các chức năng đông máu cầm máu giảm và kéo dài. Cần truyền dung dịch mặn đẳng trương, dung dịch cao phân tử, huyết tươi đông lạnh và hồng cầu lắng cùng nhóm.

CMSS do tụ máu may tầng sinh môn hay tụ máu sau vết mổ sinh: nguyên nhân do kỹ thuật may và cầm máu trong lúc khâu không hết còn các mạch máu vẫn đang chảy. Triệu chứng sau khi khâu vết cắt tầng sinh môn hay vết mổ sinh, tại vết khâu nổi lên một khối u lớn, ấn mềm kèm theo các dấu hiệu mất máu rõ trên người mẹ như: dấu sinh hiệu kém, da xanh, niêm mạc nhợt và xét nghiệm hồng cầu giảm, hematocrit giảm và hemoglobin xuống thấp. Cần truyền dịch với dung dịch mặn đẳng trương, truyền hồng cầu lắng cùng nhóm nếu cần, khi sinh hiệu ổn cần may lại, lấy hết khối máu tụ, cầm máu kỹ, có thể đặt lame dẫn lưu nếu cần.

CMSS do chảy máu muộn: đây là biến cố xảy ra vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 sau sinh do bất thường vùng nhau bám hoặc sót nhau. Triệu chứng ra máu âm đạo tự nhiên, máu đỏ tươi, đôi khi đau nhẹ vùng hạ vị, TC co hồi chậm, siêu âm TC thấy TC còn lớn, lòng TC có khối hỗn hợp. Xử trí nạo hút lòng TC kết hợp truyền dung dịch mặn đẳng trương kèm với oxytocin truyền tĩnh mạch giúp cho TC co hồi tốt để cầm máu, dùng kháng sinh toàn thân để tránh nhiễm trùng.

Dự phòng chảy máu sau sinh

Tùy theo nguyên nhân CMSS mà ta có dự phòng tốt. Trong băng huyết sau sinh, phòng ngừa hiện nay chủ động xử trí tích cực ở giai đoạn 3 của cuộc chuyển dạ, nghĩa là chủ động tiêm oxytocin là thuốc co TC sau khi thai nhi sổ ra. Ngoài ra, đối với những trường hợp tiên lượng dễ băng huyết sau sinh như: đa thai, đa sản, chuyển dạ kéo dài, chuyển dạ có can thiệp sản khoa như trong sinh giúp ta nên lập một đường truyền tĩnh mạch, một chai dịch truyền đẳng trương có kèm oxytocin. Trong CMSS do tụ máu sau may tầng sinh môn hay khâu vết may trong mổ sinh, cần cầm máu kỹ các mạch máu bị đứt do cắt, may theo đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật. Trong chảy máu muộn cần kiểm tra kỹ bánh nhau và màng nhau, lưu ý có các bánh nhau phụ. Trường hợp không chắc chắn có thể kiểm tra buồng TC bằng tay, để xem sự vẹn toàn của buồng TC.

Bế sản dịch và dự phòng

Triệu chứng của bế sản dịch: người mẹ sốt nhẹ, căng tức, đau trằn vùng hạ vị. Khám âm đạo rất ít sản dịch có thể kèm mùi hôi do nhiễm trùng, cổ TC đóng kín, dùng tay nong cổ TC sản dịch ra màu đen sậm kèm mùi hôi, ấn hạ vị TC lớn, đau nhiều khi ấn đáy TC.

Xử trí: dùng ngón tay nong cổ TC để sản dịch thoát ra ngoài, nếu cổ TC cứng chít hẹp không thể nong bằng tay được ta dùng que héga để nong cổ TC từ số nhỏ đến que số lớn, có thể dùng thuốc misoprostol đặt âm đạo trước 4 giờ, giúp cho cổ TC mềm và cổ TC mở kết hợp nong cổ TC. Đồng thời dùng oxytocin pha truyền tĩnh mạch giúp TC co hồi tốt, kết hợp dùng thuốc kháng sinh liều cao toàn thân để tránh nhiễm trùng.

Nhằm tránh sản dịch ứ lại trong buồng TC cũng như phòng ngừa viêm nội mạc TC do bế sản dịch. Nhất thiết kiểm tra cổ TC sau sinh, cần nong rộng cổ TC. Đối với trường hợp sinh mổ chủ động, sau khi bóc nhau ra và lau sạch lòng TC cần nong cổ TC từ đường mổ xuống đoạn dưới TC bằng tay phẫu thuật viên, trước khi may lớp cơ TC. Sau khi mổ xong giai đoạn lấy máu cục âm đạo, cần phải nong cổ TC một lần nữa.

Sau sinh cần vận động sớm, có thể nằm sấp với thời gian từ 20 - 30 phút mỗi ngày đối với người mẹ có TC ở tư thế gập trước, giúp cho sản dịch ra dễ dàng.

Những rối loạn về đường tiết niệu

Bí tiểu sau sinh: trong chuyển dạ, khi ngôi thai xuống thấp, thường là đầu thai nhi, đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu làm bàng quang căng giãn, khi giãn nhiều làm mất trương lực, làm co thắt cơ cổ bàng quang. Ngoài ra, trường hợp sau sinh phải cắt may tầng sinh môn, làm chỗ may sưng nề đau làm cho người mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau. Sau khi sinh bàng quang không nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy, gây bí tiểu. Ngoài ra khi bí tiểu, động tác thông tiểu nhiều lần gây viêm bàng quang, làm cho triệu chứng bí tiểu thể hiện rõ. Điều trị bí tiểu sau sinh, bằng cách khôi phục lại trương lực bàng quang bằng những biện pháp như: chườm ấm vùng bàng quang, rửa hay ngâm vùng sinh dục ngoài bằng nước ấm, vận động sớm, tập ngồi tiểu theo tư thế bình thường. Sau những biện pháp trên không thành công, ta đặt sonde tiểu giữ và tháo kẹp mỗi 4 giờ/lần, tạo lại phản xạ đi tiểu, kết hợp dùng thuốc prostigmin hay xatral dùng thời gian 4 - 5 ngày. Sau đó rút sonde tiểu cho cho người mẹ tập đi tiểu.

Són tiểu: ngược lại với trường hợp bí tiểu do co thắt cơ ở cổ bàng quang, những người mẹ bị són tiểu sau sinh là do cơ co thắt cổ bàng quang không tốt, gặp trong trường hợp chuyển dạ kéo dài; sinh đẻ nhiều lần. Khi người mẹ cười, khi gắng sức, khi ho làm tăng áp lực ổ bụng làm cho nước tiểu bị són ra ngoài. Cách điều trị: tư vấn cho người mẹ an tâm về tinh thần, chế độ nghỉ ngơi tốt và dinh dưỡng sau sinh đầy đủ kết hợp dùng prostigmin khoảng 1 tuần sẽ ổn định. Trường hợp không khỏi và kéo dài qua thời kỳ hậu sản, có kế hoạch phẫu thuật nâng bàng quang bằng giá đỡ ở đối tượng sinh nhiều mà có tiểu són kéo dài.

Viêm tắc tĩnh mạch sau sinh

Viêm tắc tĩnh mạch ở thời kỳ hậu sản thường gặp là viêm tắc tĩnh mạch đùi nông. Triệu chứng, thường xảy ra vào ngày thứ 3 trở đi sau sinh, sốt cao 38,5 – 39oC, chân bị viêm rất đau, không thể nâng chân lên khỏi mặt giường được, tĩnh mạch sưng đỏ dọc theo chân. Toàn bộ chân phù nề trắng.

Điều trị: nằm bất động, chân bị viêm nâng cao hơn đầu, giúp cho máu ở phần chi dưới được lưu thông dễ dàng hơn. Dùng thuốc kháng sinh toàn thân liều cao, giảm đau, hạ sốt, có thể dùng Aspirin rất tốt trong trương hợp này, ngoài tác dụng giảm đau, thuốc còn có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu và dính vào thành mạch, hạn chế sự hình thành cục máu đông. Sử dụng Heparin, đây là thuốc đầu tay, có vai trò quan trọng điều trị huyết khối và tắc mạch, dùng bằng tiêm tĩnh mạch.

Dự phòng: hoạt động sớm sau khi sinh, không nên nằm lâu trên giường, vận động tay chân, khi nằm gác chân cao giúp sự lưu thông máu tốt.

BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN

Vì sao đặt vòng mà vẫn có thai?

Bất kỳ biện pháp tránh thai nào cũng không thể đạt được hiệu quả 100%. Thắt ống dẫn trứng chỉ đạt hiệu quả 99%, dùng thuốc tránh thai đạt 98%, còn đặt vòng tránh thai đạt từ 80-90%.

Nguyên nhân việc đặt vòng mà vẫn có thai có thể do: vòng bị rơi ra mà không biết, vòng trong khoang tử cung ở vị trí thấp gần cửa cổ tử cung, không khống chế được vai trò phát triển và quá trình đưa phôi vào trong tử cung, kích cỡ của vòng không phù hợp với kích thước của tử cung hoặc do vòng đã bị biến dạng làm mất đi tác dụng của vòng tránh thai. Nội mạc tử cung không thích ứng với vòng tránh thai cho nên cũng không đạt được hiệu quả tránh thai mong muốn. Tuột vòng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến có thai dù đã đặt vòng

 Vỡ kế hoạch là nỗi lo của phụ nữ
Nguyên nhân gây tuột vòng

Vòng đã được đưa vào tử cung vẫn có thể tuột ra. Đối với tử cung, vòng là một loại dị vật. Vì vòng tránh thai có thể loại bỏ chức năng của tử cung làm cho tử cung bị co thắt khiến vòng bị tuột ra khỏi tử cung. Lúc này có thể xuất hiện các hiện tượng như: đau lưng, đau bụng, ra nhiều khí hư, rong kinh. Vì vậy, sau khi đặt vòng trong những tháng đầu rất dễ xảy ra các phản ứng do chưa thích ứng nên dẫn đến hiện tượng tuột vòng. Nếu vòng không bị tuột thì sau đó tử cung sẽ dần dần thích ứng.

Thời gian đặt vòng quá lâu cũng là nguyên nhân dẫn đến bị tuột vòng. Thông thường, tỉ lệ tuột vòng chỉ chiếm từ 1-14%. Ngoài việc không thích ứng nên dẫn đến tuột vòng, còn có 5 nguyên nhân khác:

- Do không nắm rõ vị trí đặt vòng cụ thể. Phụ nữ sau khi sinh non, tử cung thường rất to, hoặc trong thời kỳ cho con bú chưa xuất hiện kinh nguyệt trở lại nên tử cung rất nhỏ. Tử cung quá to hoặc quá nhỏ đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tuột vòng.

- Do sa tử cung, cổ tử cung bị tổn thương nên khi đặt vòng cũng dễ bị tuột.

- Do kích thước của tử cung và kích cỡ vòng tránh thai không phù hợp.

- Do chất lượng và hình dáng của vòng, như vòng rỗng thì chất lượng kém, vòng hỗn hợp nhựa kim loại dễ bị tuột, vòng kim loại có chất lượng mềm nên cũng dễ bị tuột.

- Do vấn đề về kỹ thuật đặt vòng, đó là khi đặt vòng đã không đưa được đến tận đáy tử cung, hoặc sau khi đặt vòng xong rút dụng cụ đặt vòng không cẩn thận đã kéo vòng ra theo gần miệng cổ tử cung, hiện tượng này cũng dễ dẫn đến bị tuột vòng.

Vòng tránh thai trong tử cung 

Những điều cần làm sau khi đặt vòng

Sau khi đặt vòng, chị em nên nghỉ ngơi 2 ngày, và trong vòng một tuần tránh làm việc nặng.

Định kỳ phải đi bệnh viện kiểm tra. Thông thường sau khi đặt vòng một tháng, sau khi hết kinh nguyệt nên đến bệnh viện kiểm tra lần đầu và 3 tháng sau nên tái khám lần nữa.

Sau này căn cứ theo tình hình mà nên cách 1 - 2 năm đi kiểm tra lại.

Tỉ lệ tuột vòng cao nhất là trong 3 tháng đầu sau khi đặt, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt miệng tử cung luôn mở để cho kinh nguyệt chảy ra ngoài nên vòng cũng dễ bị tuột theo. Thời gian lâu dần thì vòng đã thích ứng trong tử cung nên tỉ lệ bị tuột cũng giảm dần.

BS. NGUYỄN NGỌC LAN

“Giá như kiên trì hơn, tôi đã hết u xơ tử cung”

Điều trị khoảng một năm, kích thước u xơ tử cung của chị đã giảm xuống được 1cm. Vậy mà, do công việc bận rộn, đồng thời không thấy biểu hiện của bệnh nữa nên chị đã ngừng điều trị. Không ngờ, một thời gian sau, chị đi khám lại thì được biết kích thước u xơ tử cung đã to trở lại 3,7cm – Sự chủ quan đó đã khiến căn bệnh của chị Nguyễn Thị Th. (sinh năm 1968, ở tổ 3, khu 6, phường Quang Hanh, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) trở về mốc số 0.

Chị Th. kể về câu chuyện của mình: “Năm 2007, tôi bị đau nhói ở bụng dưới khi đứng lên ngồi xuống, rất khó chịu. Ban đầu, tôi nghĩ chắc đó là dấu hiệu bình thường ở phụ nữ. Sau đó, trong một lần đưa đứa cháu đi khám tại một cơ sở y tế tư nhân ở Cẩm Phả, tôi cũng thử khám xem mình có bị bệnh gì không. Cầm kết quả siêu âm trên tay, tôi hoảng sợ, không tin nổi khi biết mình bị u xơ tử cung khá lớn là 3,7cm. Tôi lo phát khóc và rất sợ mổ, nếu tôi phải nằm viện thì ai chăm sóc gia đình? Không cam tâm, tôi đã hỏi bạn bè xem có phương pháp nào điều trị bệnh mà không phải mổ. May thay, một người quen đã khuyên tôi dùng Nga Phụ Khang”.

 Ảnh minh họa
Như “chết đuối vớ được cọc” chị Thế đã mua Nga Phụ Khang về uống ngay, với 9 viên một ngày. Bên cạnh đó, chị còn uống nước sắc từ lá cây trinh nữ hoàng cung, mỗi sáng uống hai thìa nhỏ tam thất, kết quả làm chị mừng vui: “Sau khi dùng Nga Phụ Khang liên tục, triền miên khoảng hơn một năm, tôi đi xét nghiệm lại thì u xơ tử cung giảm xuống nhiều, chỉ còn 2,7cm”.

Thấy không còn đau bụng, u xơ tử cung đã giảm, người cảm thấy dễ chịu, vòng xoáy cuộc sống đã khiến chị Th. quên đi việc phải chữa trị dứt điểm căn bệnh của mình. “Bẵng đi một thời gian dài, đến tháng 08/2010, tôi thấy đau bụng, đi khám thì bác sĩ cho hay kích thước u xơ đã to trở lại 3,7cm”. Lúc này, cảm xúc của chị Th. trở nên hỗn độn: Bàng hoàng, nuối tiếc công sức, tiền bạc và  những kết quả khả quan của một năm điều trị bệnh đã bị chị bỏ phí: “Gía như tôi kiên trì uống Nga Phụ Khang suốt từ đó đến nay thì chắc tôi đã khỏi bệnh rồi”.

Dù đã muộn, nhưng ít ra chị vẫn còn biết rằng có Nga Phụ Khang giúp chị đẩy lùi được căn bệnh này. “Tôi quyết tâm phải điều trị nghiêm túc, triệt để u xơ tử cung. Tôi đang sử dụng phương pháp điều trị cũ, tức là dùng Nga Phụ Khang 9 viên một ngày, kết hợp uống nước lá cây trinh nữ hoàng cung trồng trong vườn và tam thất, tôi đã hết đau bụng. Chắc chắn là tôi không mổ mà chỉ uống Nga Phụ Khang để duy trì. Tôi thấy rất nhiều phụ nữ bị bệnh này, tôi có người quen mổ u xơ tử cung ở dưới Hạ Long xong thì bị dính ruột, phải đưa lên Hà Nội cấp cứu, nên tôi rất sợ. Hôm tôi đi khám, bác sĩ cũng bảo cứ dùng Nga Phụ Khang đều đặn thì không cần phải mổ, vậy nên tôi cũng yên tâm và tin tưởng sản phẩm này”– chị cười.

 Thu Hồng

Tuổi “làm mẹ” phải đối mặt với bệnh gì?

Lứa tuổi 20 - 30 của phụ nữ được coi là một trong những giai đoạn đẹp nhất: Những rắc rối của tuổi dậy thì chấm dứt, cơ thể phát triển hoàn thiện, thực hiện thiên chức tuyệt vời nhất - làm mẹ… Thế nhưng, ở giai đoạn này, chị em cũng đừng quên phòng ngừa một số căn bệnh sau:

Thoái hóa võng mạc ngoại vi ở phụ nữ mang thai: Căn bệnh này có thể gây bong võng mạc - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù - ở bệnh nhân cận thị nói chung và phụ nữ mang thai cận thị nói riêng. Ở bệnh nhân cận thị, do trục nhãn cầu bị kéo dài nhiều năm, võng mạc bị giãn mỏng và thoái hóa, đặc biệt là vùng ngoại vi, do đó võng mạc trở nên yếu ớt trước những tác động cơ học. Phụ nữ bị cận thị nguy cơ bong võng mạc trong quá trình sinh nở càng cao. Chính vì thế, chị em cần hết sức lưu ý. Ngoài việc đi khám thai theo định kỳ, phụ nữ bị cận thị cần đi kiểm tra mắt. Nếu những tổn thương võng mạc được phát hiện sớm, bệnh nhân chỉ cần trải qua một lần điều trị gia cố võng mạc bằng la-de giúp ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ bong võng mạc.

Nếu không được điều trị kịp thời, bong võng mạc sẽ dẫn đến mù lòa.
Bệnh trĩ trong khi mang thai và sau khi sinh con:

Có rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ có thai bị bệnh trĩ: ngồi nhiều, hạn chế vận động, uống ít nước... Trong quá trình sinh nở, việc rặn không đúng cách làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài. Sau khi sinh, tử cung mở to, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn, gây ra bệnh trĩ. Bên cạnh đó, sau khi sinh, một số sản phụ thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem quá mức… khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, các bệnh ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, hiện tượng thai những tháng cuối cũng có thể gây chèn ép và cản trở đường về của tĩnh mạch làm cho đám rối trĩ căng phồng lên, gây bệnh. Đặc biệt, những phụ nữ trong quá trình mang thai đã bị trĩ, sau khi sinh con nếu không biết giữ gìn sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Để phòng bệnh trĩ, các bà mẹ mang thai và mới sinh con cần lưu ý: Tránh bị táo bón bằng cách bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây và lượng nước đầy đủ cho cơ thể. Tăng cường vận động cơ thể, đặc biệt chú ý tập luyện cơ vùng chậu để vùng cơ này mềm mại, khỏe, từ đó hạn chế được bệnh trĩ. Sau khi đại tiện nên rửa sạch vùng hậu môn và lau khô. Nên cố gắng giảm căng thẳng và áp lực không cần thiết. 

Tư vấn sức khỏe sinh sản cho phụ nữ.          
Trầm cảm và stress: Đây là căn bệnh mà phụ nữ thời hiện đại rất hay mắc phải. Nguyên nhân là do áp lực trong công việc, trong cuộc sống. Căn bệnh này càng tăng khi có gia đình, sinh nở và nuôi dạy con cái. Hậu quả của trầm cảm và stress, nếu ở mức độ nhẹ sẽ khiến phụ nữ dễ cáu gắt, lo âu, tính tình thất thường; cao hơn thì chán ăn hoặc ăn uống không kiểm soát, đau đầu, mệt mỏi… Tình trạng này nếu trường diễn sẽ khiến chị em suy sụp sức khỏe, dễ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, chuyển hóa… Phòng và tránh trầm cảm, stress không khó. Chị em nên chia sẻ với bạn bè, người thân, chồng… những suy nghĩ, lo lắng của mình để sớm tìm ra cách giải quyết ổn thỏa nhất. Nên dành thời gian để thư giãn, giải trí nhằm lấy lại cân bằng tinh thần trong cuộc sống.

U xơ tử cung: Cứ 4-5 phụ nữ trong độ tuổi trên 35 lại có một người bị u xơ tử cung. Một người có thể có một hoặc nhiều u xơ cùng lúc trên tử cung. Đây là một loại khối u của tử cung xuất hiện trong thời kỳ sinh đẻ. Nó không làm tăng nguy cơ ung thư tử cung và hầu hết không tiến triển thành ung thư.

Hiện nay, nguyên nhân gây u xơ tử cung vẫn chưa được biết rõ. Các yếu tố sau đây được xem là thủ phạm dẫn đến u xơ tử cung: di truyền; ảnh hưởng của nội tiết tố như progesterone, estrogen; đặc biệt là estrogen vì u xơ có xu hướng phát triển suốt trong giai đoạn sinh đẻ và phát triển rất nhanh trong thai kỳ khi nồng độ estrogen tăng cao nhất, sau mãn kinh khối u xơ thường thu nhỏ lại do nồng độ estrogen suy giảm.

U xơ tử cung ít gây khó chịu và hiếm khi cần phải điều trị. Nếu khối u gây đau chói đột ngột vùng chậu thì cần phải được điều trị cấp cứu, dù biến chứng này hiếm xảy ra. Người ta có thể sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để làm giảm kích thước hoặc cắt bỏ hoàn toàn khối u.  

  BS. Trần Thanh Hạnh

Phù nhau thai

 Tôi đã 30 tuổi, cách đây 2 năm khi mang thai được 16 tuần tuổi tôi đi khám và siêu âm bác sĩ phát hiện bị phù nhau thai và phải thực hiện đình chỉ thai nghén. Nay tôi muốn có thai nhưng lại sợ bị phù nhau thai lần nữa. Xin bác sĩ cho biết lần mang thai này tôi có bị như thế không?

       Phạm Thị Lưu (Sơn Động - Bắc Giang)

Nhau thai được gắn vào tử cung, đảm bảo thai nhi được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và ôxy; đồng thời, nhau thai sản xuất ra đủ hormone giúp bào thai phát triển. Các chất dinh dưỡng và ôxy được truyền từ máu của mẹ vào tới bào thai qua nhau thai. Nhau thai còn liên kết với bào thai thông qua dây rốn. Nhau thai cũng giống như một miếng lá chắn, giúp bảo vệ bào thai trước nhiều loại vi khuẩn. Nhưng nó không đủ khả năng chống lại virut như virut cúm, virut gây bệnh Rubella vẫn có thể xâm nhập vào bào thai. Nếu mẹ hút thuốc hay uống rượu thì các chất từ rượu và thuốc có thể qua nhau thai, truyền tới thai nhi.

Bề mặt nhau thai mịn, sáng bóng, có màu đỏ và bề dày khoảng 2 - 4cm. Một nhau thai bình thường nặng khoảng 400 - 600g. Khi nhau thai bị phù, độ dày có thể gấp đôi bình thường, kèm theo đó có thể có bất thường thai hay nước ối. Bánh nhau là nơi trung gian để thực hiện sự trao đổi chất bổ dưỡng từ mẹ sang con và ngược lại các chất cần thải bỏ từ con sang mẹ. Khi bánh nhau bị bệnh, chức năng này không được đảm bảo, không có sự lưu thông giữa máu mẹ và máu con.

 Nguyên nhân gây phù nhau thai thường do nhiễm trùng, có thể là vi trùng hay siêu vi trùng (virut), cũng có khi do bất thường về nhiễm sắc thể gây ra bất thường nhau và thai. Những phụ nữ hút thuốc lá hay uống rượu, mắc bệnh Rubella khi mang thai... là nguy cơ dễ  dẫn đến nhau thai bị phù.

Trong thư chị không nói rõ nguyên nhân gây phù nhau thai lần trước, do vậy giờ muốn có thai chị cần đến khoa sản của các cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa sản để được bác sĩ tư vấn trước khi có thai. Nếu nguyên nhân do nhiễm trùng, hay vi trùng thực hiện phòng tránh tốt thì sẽ tránh được nguy cơ phù nhau thai. Đối với trường hợp bất thường về nhiễm sắc thể cần được bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm một số xét nghiệm cần thiết và sẽ tư vấn có nên mang thai lại hay không.

Hiện không có cách điều trị một khi đã bị phù nhau thai. Nếu không bỏ thai chủ động khi có bệnh, thai vẫn tiến triển nhưng sẽ tự mất sau một thời gian do nhau không đảm nhiệm được chức năng dinh dưỡng cho thai. Để không bị phù nhau thai, thai phụ không hút thuốc lá, uống bia rượu và tránh mắc bệnh Rubella, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thường xuyên khám và theo dõi thai tại các cơ sở y tế.

Bác sĩ Nguyễn Minh

Tiến bộ mới trong phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung thường được phát hiện ở những phụ nữ trong độ tuổi 40 - 50. Trên thế giới, ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến hàng thứ hai và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong vì ung thư ở phụ nữ. Hằng năm có 500.000 ca ung thư cổ tử cung mới được phát hiện và gần 300.000 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này

Trong một thời gian dài, ung thư cổ tử cung là cơn ác mộng đối với phụ nữ, không chỉ do bệnh diễn tiến thầm lặng rất khó phát hiện mà còn vì tỉ lệ tử vong và số lượng bệnh nhân.

Gần đây các nhà khoa học đã xác định nguyên nhân của hầu hết các dạng ung thư cổ tử cung là Human Papilloma Virus (HPV) - virus gây u nhú ở người.

Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là HPV týp 16 và 18 . Hiện, trên thế giới có đến 630 triệu người bị nhiễm HPV.

Điều đáng sợ nhất là HPV diễn tiến thầm lặng, không có triệu chứng rõ ràng và khi triệu chứng xuất hiện thì bệnh đã tiến triển. Lúc này bệnh trở nặng và tiến triển nhanh chóng không thể kiểm soát nổi.

Do các dấu hiệu tiền ung thư và ung thư giai đoạn đầu ở cổ tử cung không gây đau đớn hay có triệu chứng rõ rệt, nên thường xuyên xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap test) là cần thiết để phòng ung thư cổ tử cung. Hiện các vaccin phòng HPV cổ tử cung đã có ở Việt Nam. Lứa tuổi phù hợp để tiêm loại vaccin này là từ 12 đến 26 tuổi, vaccin sẽ có hiệu quả tốt hơn nếu người được tiêm chưa quan hệ tình dục. Tuy nhiên kể cả vaccin chỉ phòng ngừa được 70 % nguy cơ ung thư mà thôi, chính vì vậy việc đi làm xét nghiệm Pap nên được làm định kỳ ở những phụ nữ đã có quan hệ tình dục.

Nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán sớm ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng, các bệnh viện phụ sản lớn ở Việt Nam như Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Hùng Vương chính thức đưa áp dụng phương pháp xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung Thinprep Pap Test vào phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện. Thinprep Pap Test được Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận từ tháng 5/1996. Phương pháp này hiện đang được sử dụng phổ biến tại Mỹ, châu u cũng như các nước trong khu vực. Thinprep có nhiều ưu điểm vượt trội như làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu trong phát hiện các tế bào tiền ung thư, đặc biệt là các tế bào biểu mô tuyến, một loại tế bào ung thư rất khó phát hiện. Theo các nghiên cứu, phương pháp Thinprep giúp tăng 55% số phát hiện tế bào nguy cơ ung thư cao so với phương pháp Pap truyền thống. Phương pháp Thinprep đồng thời mang lại sự cải thiện rõ rệt về tính đồng đều tế bào trong công đoạn lấy mẫu, giúp việc phát hiện các tổn thương tế bào tiền xâm nhập trong các nhóm bệnh nhân tới khám tại bệnh viện, cũng như kết quả sàng lọc trong cộng đồng.

Khi áp dụng phương pháp Thinprep sẽ giúp giảm đáng kể tỷ lệ xét nghiệm âm tính giả, đặc biệt tăng tỉ lệ phát hiện các tổn thương của tế bào biểu mô tuyến, giúp chẩn đoán chính xác giai đoạn sớm, mang lại hiệu quả điều trị cao, giảm chi phí điều trị giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao hiệu quả xã hội.           

BS. Huỳnh Xuân Nghiêm

(Bệnh viện Hùng Vương)

Phá thai

Phá thai là việc tách và lấy các thành phần của bào thai khỏi tử cung của người phụ nữ có thai nhờ tự nhiên, dùng thuốc hay can thiệp ngoại khoa.

Phá thai không an toàn là một thủ thuật đình chỉ thai nghén ngoài ý muốn được thực hiện hoặc bởi người không đủ kỹ năng cần thiết hoặc trong môi trường không đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu hoặc cả hai.

Ở các nước đang phát triển, nguy cơ tử vong do phá thai không an toàn cao gấp hàng trăm lần so với phá thai an toàn. Biến chứng lâu dài của phá thai không an toàn là vô sinh và chửa ngoài tử cung.

Vì không có biện pháp tránh thai nào đạt hiệu quả 100% nên việc có thai ngoài ý muốn là không tránh khỏi và người phụ nữ vẫn cần dịch vụ phá thai.

Hầu hết, các nước luật pháp cho phép phá thai để cứu tính mạng người phụ nữ và đa số các nước cho phép phá thai vì sức khoẻ thể chất và tâm thần của người phụ nữ.

Ở những nơi áp dụng rộng rãi và có hiệu quả các biện pháp tránh thai thì tỷ lệ phá thai giảm đáng kể nhưng không có nơi nào tỷ lệ phá thai bằng 0% vì một số lý do: Trước tiên là có hàng triệu cặp vợ chồng hoặc không tiếp cận với các biện pháp tránh thai có hiệu quả hoặc không có đầy đủ các thông tin để sử dụng chúng một cách hiệu quả; Thứ hai đó là không có biện pháp tránh thai nào đạt hiệu quả 100%; Thứ ba là tỷ lệ bạo hành đối với người phụ nữ trong gia đình và xã hội dẫn đến thai ngoài ý muốn ngày càng gia tăng; Thứ tư là do sự thay đổi hoàn cảnh sống như ly dị hoặc các cuộc khủng hoảng tinh thần làm cho việc có thai trở thành thai ngoài ý muốn.

Chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về giảm tỷ lệ phát triển dân số. Tuy nhiên, phá thai và những biến chứng gây nên là những vấn đề tồn tại lớn đối với phụ nữ Việt Nam. Mục tiêu chiến lược dân số năm 2010 không chỉ đơn thuần là vấn đề giảm sinh mà còn giảm tỷ lệ phá thai. Tỷ lệ phá thai còn cao, hàng năm, số người phá thai tăng theo sự phát triển dân số. Tình trạng phá thai ở phụ nữ chưa có con và chỉ có con gái vẫn còn nhiều.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có 40 - 60 triệu phụ nữ phá thai. Tử vong do tai biến của phá thai khoảng 100.000 - 200.000 ca. Tỷ lệ phá thai ngày càng tăng, năm 1990 khoảng 25 triệu ca phá thai, đến năm 1995, số ca phá thai tăng lên 46 triệu, trong đó có 20 triệu ca là phá thai hợp pháp. Trung bình cứ 1.000 phụ nữ trong độ tuổi 15 - 49 có 35 người phá thai. Trong tổng số phụ nữ mang thai có 26% phụ nữ kết thúc thai nghén bằng phá thai.

Phá thai không an toàn sẽ gây những tai biến nguy hiểm.

Ở nước ta, phá thai được pháp luật cho phép từ năm 1945 và tuổi thai tối đa để phá thai là hết 22 tuần. Tỷ lệ phá thai năm 1994 là 2,5% giảm xuống còn 1,2% năm 2004. Tai biến do phá thai gồm: chảy máu, thủng tử cung, nhiễm khuẩn, uốn ván… Tuy các tai biến này có giảm nhưng vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho người phụ nữ. Cùng với phá thai thì tỷ lệ vô sinh trong độ tuổi sinh đẻ cũng tăng nhất là vô sinh thứ phát. Có nhiều yếu tố tác động đến phá thai: nhiều con, giãn khoảng cách sinh, lý do y tế, thất bại khi sử dụng biện pháp tránh thai, lý do kinh tế, việc làm, giới tính... Mỗi người phụ nữ đến phá thai tại cơ sở y tế đều có lý do riêng, mặc dù họ không muốn thế. Muốn khống chế, giảm tỷ lệ phá thai, ngoài các chính sách can thiệp giảm tỷ lệ phá thai, cần tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hành vi phá thai của người phụ nữ. Biện pháp giảm tỷ lệ phá thai có hiệu quả là truyền thông tư vấn về việc áp dụng biện pháp tránh thai để mỗi gia đình chỉ có 1-2 con.

Một số khó khăn mà nhân viên y tế gặp phải trong khi cung cấp dịch vụ phá thai toàn diện: Thiếu nhân lực; Không đủ cơ sở vật chất theo chuẩn; Thiếu dụng cụ hoặc thuốc men; Chưa được tập huấn đầy đủ để đáp ứng một cách hữu hiệu nhu cầu phá thai của người phụ nữ; Vấn đề giao tiếp với khách hàng; Thái độ/lối suy nghĩ không tương đồng với người khác.

Các phương pháp phá thai quý I

- Hút chân không bằng tay hoặc bằng điện, áp dụng cho tuổi thai đến 12 tuần kể từ ngày đầu kỳ kinh cuối cùng.

- Phá thai nội khoa (phá thai bằng thuốc) kết hợp mifepristone sau đó dùng prostaglandin như misoprostol hoặc gemeprost áp dụng cho tuổi thai tới 9 tuần kể từ ngày đầu kỳ kinh cuối. Misoprostol là loại prostaglandin được sử dụng nhiều vì rẻ và không cần bảo quản lạnh.

- Nong và nạo chỉ nên áp dụng ở nơi mà hút thai chân không không có hoặc không có phá thai bằng thuốc.

Ước tính, mỗi năm trên thế giới có khoảng 210 triệu ca thai nghén và khoảng 46 triệu (22%) ca kết thúc bằng phá thai và tính bình quân trên toàn thế giới trong cuộc đời mỗi người phụ nữ đến tuổi 45 đã có ít nhất một lần phá thai. Gần 20 triệu ca trong số này là phá thai không an toàn.

Khoảng 13% tử vong liên quan đến thai nghén là do phá thai không an toàn và con số tử vong khoảng 67.000 ca mỗi năm.

Các phương pháp phá thai quý II

- Nong và gắp sử dụng kết hợp giữa hút chân không và foóc xép.

- Mifepristone sau đó dùng liều prostaglandin nhắc lại như dùng misoprostone hoặc gemeprost.

- Prostaglandin đơn thuần (misoprostol hoặc gemeprost) nhắc lại nhiều lần.

Mời xem tiếp Điều trị tai biến và biến chứng phá thai trên SK&ĐS số 51 ra ngày 29/3/2011

  ThS. Vũ Văn Du (BV Phụ sản TW)

Nhiễm Rubella khi mang thai

Trong thời gian gần đây bệnh sốt phát ban, với một tỷ lệ rất lớn người bệnh nhiễm Rubella đang lây lan và chưa có dấu hiệu chững lại, trong đó có rất nhiều phụ nữ mang thai nhiễm Rubella đã phải bỏ thai do nguy hiểm đối với thai nhi. Tùy thuộc vào thời gian thai nhiễm vi rút, không phải bất cứ trường hợp phụ nữ mang thai nào nhiễm Rubella cũng cần phải đình chỉ thai nghén.

 

Trước khi có thai

 

Những người từng bị nhiễm vi rút Rubella và khỏi bệnh trước khi mang thai ít nhất 3 tháng thì không có ảnh hưởng gì. Thường khi khỏi bệnh cũng hết vi rút. Tuy nhiên trước khi quyết định mang thai nên đến cơ sở y tế để khám tổng quát và làm các xét nghiệm đảm bảo không có bệnh lý gì ảnh hưởng tới quá trình mang thai.

 Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần tiêm phòng Rubella trước khi mang thai 3 tháng. Ảnh: TL
Trong khi mang thai

12 tuần đầu thai kỳ là thời gian nguy hiểm nhất khi nhiễm Rubella ở người mẹ. Vi rút Rubella từ máu của mẹ chuyền qua nhau thai vào thai nhi trong giai đoạn khởi phát và toàn phát của bệnh. Vi rút này có khả năng phá hủy hay làm chậm sự phát triển của phôi thai và đây là nguyên nhân gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tùy vào thời điểm nhiễm bệnh, tỷ lệ con bị hội chứng Rubella bẩm sinh thay đổi, càng những giai đoạn đầu mang thai tỉ lệ dị tật càng cao.

Thai phụ bị nhiễm vi rút Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ thì có tới 90% thai nhi bị ảnh hưởng như thai chết lưu, sẩy thai tự nhiên... Trẻ sinh ra sẽ mắc các dị tật như còn ống động mạch, thông liên thất, hẹp động mạch phổi, loét giác mạc, đục thủy tinh thể, viêm võng mạc, nhãn cầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ và điếc. Còn nếu người mẹ mắc bệnh ở tuần thai thứ 16, các biến chứng giảm nhiều, chỉ còn khoảng 10 đến 20% thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. Hiếm gặp dị tật sau tuần thứ 20 của thai kỳ.

Trong thời kỳ thai từ 12 - 17 tuần tuổi, nếu được chẩn đoán xác định nhiễm Rubella thì tốt nhất nên đình chỉ thai nghén. Nếu mang thai trên 17 tuần thai phụ cần được khám theo dõi thường xuyên tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Tiêm vaccin là biện pháp phòng bệnh tốt nhất

Trước khi có quyết định mang thai, nên đi tiêm vaccin phòng bệnh Rubella, ngay cả khi đã tiêm phòng Rubella từ nhỏ vì khả năng phòng bệnh cũng bị giảm miễn dịch. Việc tiêm phòng phải được thực hiện 3 tháng trước khi có thai. Nhưng thời gian tốt nhất có thai là 4 tháng sau khi tiêm phòng. Tuyệt đối không được tiêm khi đã có thai.

Nếu khi có thai mà vẫn chưa tiêm phòng cần cách ly đặc biệt với người mắc Rubella, nhất là trong 16 tuần đầu của thai kỳ. Khi đi ra ngoài, nhất là trong khu vực lưu hành bệnh cần đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc nơi đông người… Nếu chẳng may tiếp xúc với người bệnh Rubella hoặc có biểu hiện nghi ngờ nhiễm Rubella cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, tư vấn và có biện pháp can thiệp kịp thời. 

Bác sĩ  Thu Vân

Sinh mổ và những điều cần lưu ý

Ngày càng có nhiều bà mẹ và em bé được cứu sống nhờ phương pháp sinh mổ, tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận xu hướng lạm dụng kỹ thuật này.

Vậy sinh mổ có những biến chứng gì, có ảnh hưởng đến sữa cho em bé bú hay không và cách chăm sóc vết mổ như thế nào? Và sinh mổ em bé lần đầu thì nên sau bao lâu có thai sẽ an toàn và liệu sinh mổ có làm giảm nguy cơ viêm nhiễm phần phụ ở phụ nữ hay không?.  

Nhiều sản phụ cho rằng, mổ đẻ sẽ giúp đứa con ra đời một cách nhẹ nhàng, sẽ làm trẻ thông minh và khoẻ mạnh hơn. Bên cạnh đó, người mẹ cũng tránh được nhiều nguy cơ có thể xảy ra khi đẻ thường. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, đứa trẻ ra đời bằng phương pháp đẻ thường sẽ có sức đề kháng và đường hô hấp tốt hơn những đứa trẻ được mổ lấy ra.

 

Đó là do trong quá trình được sinh ra, trẻ chịu sức ép của sự co bóp trong tử cung người mẹ nên phổi đã một quá trình thích ứng tốt. Các bé sinh mổ cần được theo dõi kỹ hơn vì có thể vẫn còn dịch chưa được lấy hết. Lúc đó, bé có thể bị suy hô hấp tức thời, nghẹt thở...  nếu không được phát hiện có thể gây tử vong.

Lưu ý đối với sản phụ sinh mổ khi về nhà:

Dây chằng và cơ bị dão dưới tác dụng của các hormone trong thời gian mang thai. Các bộ phận ở bụng dưới hồi phục kém, các khớp không vững, cơ mất khả năng trương lực. Nếu đẻ mổ thì các cơ vùng bụng dưới bị giãn ra mạnh, Da bị tổn thương do vết rạch nên cơ thể sản phụ rất yếu. Vì vậy, sản phụ cần:

- Không mang vác các vật nặng hơn trọng lượng của bé.

- Nằm duỗi thẳng thường xuyên.

- Chú ý đến tư thế cơ thể.

- Cố gắng ngủ trưa hàng ngày.

Chính vì thế, gia đình cần thu xếp việc nhà trước khi sản phụ và bé trở về, để các công việc hàng ngày chỉ tập trung vào việc chăm sóc trẻ.

Chế độ dinh dưỡng và các vitamin

Cơ thể cần phải bình phục sau 9 tháng có bầu và một ca phẫu thuật. Vì vậy, sau khi sinh cần áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng, giàu protein, nhiều quả và rau tươi, glucid chuyển hóa chậm (bánh mì, cơm nếp), uống nhiều nước (8 ly/ngày) để loại các chất độc ra khỏi cơ thể.

Khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, cần bổ sung đường (bánh quy, bánh ngọt, kẹo hay các loại mứt). Các nghiên cứu y học cho thấy các bà mẹ trẻ khi đẻ mổ thường bị thiếu máu (tỷ lệ hồng tố cầu thường xuống dưới 10g/100ml máu) nên cần chú ý bổ sung thêm sắt, các vitamin tổng hợp trong ít nhất 3 tháng đầu sau khi sinh. Ngoài ra cần bổ sung thêm magie và canxi (các chế phẩm từ Sữa hay nước uống giàu canxi). 

 

 Theo VTV

Tiểu ra máu

Bà M.T.N.Đ, 62 tuổi, ngụ tại Bến Tre thường xuyên đi khám bệnh tại BV. Chợ Rẫy, TP.HCM, và lần nào cũng phát hiện bà TRM. Bà hết sức lo lắng không hiểu nguyên nhân do đâu, trong khi nhìn bằng mắt thường thấy nước tiểu không có gì lạ, nhất là không có một chút nào gọi là máu.

TRM đại thể

Số lượng hồng cầu trong nước tiểu: ≥ 106/ml. Không nên nhầm TRM với một số tình trạng khác như:

- Chảy máu niệu đạo (máu chảy ra không phải trong lúc đi tiểu: chấn thương, dị vật, khối u, sau thăm niệu đạo bằng que thông).

- Chảy máu phụ khoa, máu hòa lẫn với nước tiểu.

- Hemoglobin niệu, myoglobin niệu, porphyrin niệu, hắc tố niệu, alcapton niệu.

- Nước tiểu có màu do các sắc tố mật, thức ăn (củ cải đỏ), thuốc gây nên. Định hướng chẩn đoán căn nguyên TRM dựa trên 3 yếu tố cơ bản:

Thời gian xuất hiện: TRM đầu bãi do máu chảy từ niệu đạo hay tuyến tiền liệt. TRM cuối bãi, do máu chảy từ bàng quang. TRM toàn bãi, do máu chảy từ thận hay đường bài tiết cao (nhưng nếu TRM nhiều thì bao giờ cũng là TRM toàn bãi).

Bối cảnh:

- Nếu có các rối loạn tiểu tiện (niệu đạo, tuyến tiền liệt, bàng quang). Đau vùng thắt lưng kiểu cơn đau quặn thận, có cục máu trong nước tiểu thì nguyên nhân TRM là ở đường bài tiết.

- Nếu TRM không kèm các rối loạn trên thì thường do căn nguyên bệnh cầu thận.

- Ba trường hợp đặc biệt gây TRM cần biết: bệnh ưa chảy máu, chấn thương vùng thắt lưng hoặc chấn thương bụng, dùng thuốc chống đông.

Xét nghiệm nước tiểu: protein niệu > 1,5g/24 giờ và có các tia hình máu, phản ánh một bệnh cầu thận.

TRM vi thể

Số lượng hồng cầu trong nước tiểu: 5.000 - 10.000/ml. TRM vi thể cũng có cùng ý nghĩa như TRM đại thể.

Đánh giá TRM

Lưu ý một số vấn đề:

Làm xét nghiệm thận. Những chỉ định làm xét nghiệm thận là:

- Lần đầu xét nghiệm nước tiểu thấy > 100 hồng cầu/vi trường kính hiển vi có độ phóng cực đại, hoặc:

- Trong 2 - 3 lần xét nghiệm nước tiểu, lần nào cũng thấy > 3 hồng cầu/ vi trường.

- Xét nghiệm nước tiểu có < 3 hồng cầu/vi trường ở bệnh nhân có nguy cơ cao về tiết niệu.

Chọn siêu âm hay chụp X-quang?

Nếu tổn thương lớn hơn 3cm thì siêu âm thận và chụp X-quang đường niệu tiêm tĩnh mạch có độ nhạy và độ đặc hiệu như nhau. Nếu tổn thương dưới 3cm, siêu âm thận bên với một phim chụp bụng không chuẩn bị là có lợi, an toàn và khá chính xác. Kết hợp chụp cắt lớp vi tính (CT scan) với chụp X-quang sẽ làm tăng độ nhạy với sỏi và các tổn thương khác.

Phân biệt TRM

Hình dạng hồng cầu trong nước tiểu phản ánh nguồn gốc TRM: hồng cầu biến dạng (vì phải đi qua ống thận) gợi ý TRM từ cầu thận, còn hồng cầu không biến dạng là TRM không do bệnh cầu thận. Cách đánh giá khác có độ tin cậy cao hơn là dựa vào đường cong phân phối hồng cầu trong nước tiểu kết hợp với thể tích trung bình hồng cầu. Nếu thể tích này thấp thì TRM là do căn nguyên cầu thận. Phương pháp này có độ nhạy 97% và độ đặc hiệu 80%.

Làm sinh thiết thận: cần sinh thiết thận nếu nghi TRM do bệnh cầu thận nhưng sinh thiết phải dựa vào từng ca cụ thể mà chỉ định.

Thuốc chống đông: ở người dùng thuốc chống đông thì TRM thường do tác động của thuốc đến những tổn thương sẵn có từ trước, chứ không phải do tổn thương mới.

Theo dõi TRM

Nếu các xét nghiệm chưa tìm được căn nguyên gây TRM thì 6 tháng sau nên làm lại xét nghiệm thận, rồi 1 năm sau kiểm tra lại lần nữa. Các ung thư tiềm ẩn thường sẽ có biểu hiện lâm sàng trong vòng 1 năm.

GS. PHẠM GIA CƯỜNG

 

Bệnh rubella và thai nghén

Thời gian gần đây, liên tục các thông tin cho thấy tỷ lệ bà mẹ mang thai bị rubella tăng đáng kể và điều lo ngại nhất là bệnh dù lành tính, nhưng lại nguy hiểm cho phụ nữ có thai nhất là vào 3 tháng đầu vì gaayra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Bệnh rubella còn có tên là bệnh rubêôn, do virút RNA thuộc nhóm Togavirus gây ra, còn gọi là bệnh sởi Đức. Rubella có đặc điểm là hay gây thành dịch và phát ban giống sởi.

Virút rubella được phân lập từ năm 1962, bệnh lây qua đường hô hấp, hay xảy ra dịch vào mùa xuân và đầu mùa hạ. Bệnh ít gặp ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng lại hay gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Những biểu hiện lâm sàng của bệnh

Sau khi virút vào cơ thể độ 2 – 3 tuần lễ, bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Tiếp theo có 3 triệu chứng chính là sốt, phát ban và nổi hạch.

Sốt: đau đầu, mệt mỏi thường xuất hiện 1- 4 ngày, sau khi phát ban thì sốt giảm. Sốt nhẹ 38,5oC.

Nổi hạch: ở vùng xương chẩm, khuỷu tay, bẹn, cổ, sờ hơi đau. Hạch thường nổi trước phát ban, tồn tại vài ngày sau khi ban bay hết.

Phát ban: là dấu hiệu làm người ta để ý tới. Ban mọc lúc đầu ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân, thường không tuần tự như sởi. Nốt ban có hình tròn hay bầu dục, đường kính chừng khoảng 1 - 2mm, các nốt có thể hợp thành từng mảng hay đứng riêng rẽ. Trong vòng 24 giờ ban mọc khắp người, chỉ sau 2 - 3 ngày là bay hết. Cần phân biệt với ban của sởi: ban sởi sờ mịn, mọc thứ tự từ trên đầu, mặt xuống, sau khi bay để lại các vảy như phấn rôm, trên da có các vằn màu sẫm.

Đau khớp hoặc đau khắp mình mẩy, hay gặp ở phụ nữ. Các khớp ngón tay, cổ tay, gối, cổ chân đau trong khi phát ban, sau đó không để lại di chứng.

Các thể lâm sàng

Rubella bẩm sinh: virút từ máu mẹ qua nhau thai. Trẻ sơ sinh khi đẻ ra đã có ban, hoặc trong vòng 48 giờ sau sinh. Bệnh nhi có gan to, lách to, vàng da.

Thể xuất huyết do giảm tiểu cầu: chiếm tỷ lệ 1/3.000 ca. Xuất hiện xuất huyết vào 1 - 2 tuần sau khi phát ban. Có thể chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, trẻ sơ sinh có thể chảy máu rốn.

Phụ nữ có thai bị rubella

Thường người mẹ không có triệu chứng, điều đáng quan tâm nhất là những dị tật của thai nhi trong bụng mẹ.

Trong 3 tháng đầu: 70 - 100% trẻ đẻ ra bị Rubella bẩm sinh và 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan tim, mắt, não.

Sau 3 tháng: nếu mẹ có thai được 13 - 16 tuần, trẻ bị rubella bẩm sinh với tỷ lệ 17%. Khi thai được 17 - 20 tuần, tỷ lệ 5%. Và khi thai hơn 20 tuần, tỷ lệ đó bằng 0%.

Các biến chứng dị tật của thai nhi: Khi bà mẹ mang thai 3 tháng đầu bị bệnh Rubella thì dễ bị sảy thai hoặc thai chết lưu trong tử cung; nếu đẻ được thì thai thiếu cân, chậm lớn, chậm mọc răng và kèm theo các dị tật bẩm sinh như đục nhân mắt (một hoặc hai bên); đục giác mạc; tim tiên thiên lỗ thông vách tim, còn ống động mạch, hẹp eo động mạch phổi; trẻ còn có thể bị câm, điếc, chậm phát triển trí tuệ.

Điều trị

Cần điều trị triệu chứng như giảm đau, hạ nhiệt. Giữ ấm, tránh gió, kiêng nước trong thời gian phát ban, đề phòng bội nhiễm viêm đường hô hấp. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Tăng cường ăn hoa quả như cam, chanh và các vitamin.

Phòng bệnh

Hai biện pháp chính của phòng bệnh là cách ly và tiêm phòng bằng vaccin. Tiêm phòng vắc-xin rubella giảm độc lực, được ứng dụng từ năm 1969 tạo nên miễn dịch ít nhất là 16 năm, hoặc có thể cả đời. Vì vậy nên tiêm phòng rubella rộng rãi cho trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi. Đối với phụ nữ đang ở tuổi sinh đẻ, khi tiêm phòng, phải sử dụng các biện pháp tránh thai hữu hiệu trong 3 tháng liên tục, gồm 1 tháng trước khi chủng và 2 tháng sau khi chủng. Việc cách ly là rất khó, phải cách ly 8 - 10 ngày sau khi ban bay hết. Nhưng có ý kiến nên để cho trẻ mắc bệnh, vì Rubella là bệnh lành tính và sau khi khỏi, người bệnh có miễn dịch bền vững.

BS TRẦN DUY THỰC

10 phụ nữ trong độ tuổi sinh nở thì có một người bị lạc nội mạc tử cung

BV Phụ sản TƯ vừa tổ chức hội thảo khoa học chuyên đề thông tin “cập nhật về chẩn đoán và điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung”. Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là tình trạng nội mạc tử cung (lớp lót bên trong tử cung) nằm sai vị trí, có mặt không chỉ ở mặt trong của tử cung mà có thể “di chuyển” sang ổ bụng, thành tử cung, thành ruột…. Đây là bệnh thường gặp trong các bệnh phụ khoa, theo thống kê cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh nở thì có một người bị lạc nội mạc tử cung, còn trong số những phụ nữ bị vô sinh thì khoảng 40% có tổn thương LNMTC.

Bệnh nhân LNMTC có các triệu chứng như đau bụng dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt, mệt mỏi, buồn nôn, xuất huyết … bệnh càng lâu ngày thì đau càng nặng và đặc biệt là gây vô sinh nếu không được điều trị kịp thời.

K.Hoài

Rubella, thủy đậu gia tăng ở phụ nữ mang thai

Hiện nay, tình trạng sốt phát ban do virut Rubella và thủy đậu vẫn đang tiếp tục lây lan ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Đáng nói, nhiều thai phụ mắc bệnh Rubella và thủy đậu, trong đó nhiều ca nặng có biến chứng nguy hiểm.

Tỷ lệ mắc ở thai phụ hơn năm ngoái

Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, từ đầu năm đến nay bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho hàng trăm trường hợp sốt phát ban do virut Rubella, trong đó có tới 35 ca ở bệnh nhân là phụ nữ mang thai, đã có vài trường hợp các bác sĩ chỉ định bỏ thai do biến chứng thai nhi. Hầu hết, các thai phụ đến khám và điều trị đều có những triệu chứng sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau họng, sổ mũi, nổi hạch ở sau tai và gáy, trên da xuất hiện các ban màu hồng...

Không chỉ gia tăng số thai phụ mắc Rubella, tỷ lệ mắc thủy đậu ở thai phụ cũng tăng. Khảo sát ở Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, đến nay bệnh viện điều trị cho hàng chục trường hợp mắc thủy đậu là phụ nữ mang thai với những triệu chứng sốt, đau đầu, trên da nổi những vết dát đỏ, xuất hiện các mụn bóng nước toàn thân. Điểm khác biệt so với các năm, năm nay nhiều bệnh nhân là phụ nữ mang thai mắc thủy đậu, chủ yếu ở độ tuổi 20-35 và nhiều trường hợp bị biến chứng viêm phổi, nhiễm khuẩn liên cầu, tụ cầu, mụn nước có mủ.

Nguyên nhân nhiều thai phụ mắc Rubella, thủy đậu các chuyên gia y tế nhận định, chủ yếu các trường hợp mắc do chưa tiêm vaccin phòng bệnh. Mặt khác, năm nay do thời tiết bất thường, không khí có độ ẩm cao, mưa phùn nhiều, môi trường ô nhiễm... thuận lợi cho các virut gây bệnh phát triển mạnh. Hơn nữa, với phụ nữ mang thai sức đề kháng kém, cơ thể thường mệt mỏi nên dễ mắc bệnh.

Thai phụ mắc bệnh không chỉ  nguy hại đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng lớn đến thai nhi.

Nguy hiểm hơn với phụ nữ mang thai

Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ mang thai nếu mắc hai bệnh trên sẽ rất nguy hiểm bởi dễ gây biến chứng cho cả mẹ lẫn thai nhi. Với bệnh Rubella, người mẹ nhiễm rubella sẽ truyền bệnh sang con gây nên "Hội chứng Rubella bẩm sinh" ở trẻ, khiến bào thai phát triển không bình thường. Cụ thể, trong 3 tháng đầu thai kỳ thì tỷ lệ ảnh hưởng đến thai nhi lên đến 80%, ảnh hưởng nguy hiểm và thường gặp nhất là dẫn đến dị dạng tim bẩm sinh, tổn thương não của thai nhi, thai chết lưu, đứa trẻ khi sinh ra bị chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ, thậm chí có thể bị dị dạng như hở hàm ếch, thiếu chân tay... Nếu người mẹ mắc bệnh ở tuần thai thứ 16, các biến chứng giảm nhiều, chỉ còn khoảng 10 đến 20% thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.

Khi mang thai nhiễm bệnh thủy đậu có nguy cơ viêm phổi do virut Varicella chiếm tỷ lệ cao. Tỉ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu cao hơn trong số những người lớn nhiễm bệnh này. Thai phụ mắc thủy đậu không chỉ  nguy hại đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Sự ảnh hưởng này tùy vào giai đoạn tuổi thai:

- Trong 3 tháng đầu, đặc biệt tuần lễ thứ 8 đến 12 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị Hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là sẹo ở da. Những bất thường khác có thể xảy ra là tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tâm thần.

- Trong 3 tháng giữa, đặc biệt tuần 13 – 20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh chiếm khoảng 2%.

- Nếu người mẹ nhiễm bệnh trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh, trẻ sơ sinh dễ bị bệnh thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh chiếm khoảng 25 - 30% số trường hợp bị nhiễm.

Nên tiêm vaccin phòng bệnh

Cần tiêm vaccin phòng bệnh Rubella trước khi có thai 3 tháng.

Để phòng bệnh Rubella và thủy đậu, tốt nhất nên  tiêm vaccin phòng bệnh. Bệnh Rubella lứa tuổi bắt đầu tiêm chủng là trẻ em từ 12 – 15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi 4 - 6 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tiêm 1 liều duy nhất. Nên tiêm vaccin Rubella 3 tháng trước khi có thai. Không được tiêm vaccin Rubella cho phụ nữ đang mang thai hoặc người có thể thụ thai trong vòng 1 tháng sau khi tiêm vì đây là loại vaccin sống giảm độc lực có khả năng truyền bệnh cho thai nhi.

Lịch tiêm cho bệnh thủy đậu khi trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Cụ thể: Từ 12 tháng tuổi - 12 tuổi: tiêm một mũi duy nhất; Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: tiêm 2 mũi, mũi thứ hai cách mũi đầu 6-10 tuần. Với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, sau khi tiêm vaccin thủy đậu 2-3 tháng  mới nên có thai.

Bệnh Rubella và thủy đậu dễ lây lan nhanh, nên khi mắc cần cách ly người bệnh, không đến chỗ đông người. Khi có những dấu hiệu ban đầu của bệnh như sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau họng, sổ mũi... cần đi khám để được điều trị. Trong quá trình mang thai, các thai phụ nên khám và theo dõi thai định kỳ tại các cơ sở y tế để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường cho thai nhi. Các bác sĩ sẽ tư vấn, có những hướng dẫn hợp lý cho thai phụ. Đặc biệt, khi mắc Rubella, thủy đậu, các thai phụ không tự ý dùng thuốc để điều trị, việc làm này hết sức nguy hại đến tính mạng cho cả mẹ và con, gây khó khăn cho quá trình điều trị. Ngoài ra, các thai phụ khi mắc Rubella, thủy đậu cần tăng cường dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh nhiễm lạnh, giữ gìn vệ sinh để không bội nhiễm các nốt ban do Rubella, các mụn nước do thủy đậu...     

 BS. Nguyễn Phương

Những yếu tố giúp phụ nữ dễ thụ thai

Làm thế nào để thụ thai nhanh là câu hỏi mà nhiều cặp vợ chồng thắc mắc khi họ đã lên kế hoạch để sinh em bé. Sau đây là một vài lưu ý và phương pháp để giúp bạn thực hiện ước muốn của mình.

 Ảnh minh họa
Quan hệ tình dục đều đặn ba lần một tuần

Quan hệ tình dục đều đặn là cách tốt nhất để giúp thụ thai nhanh chóng. Nhiều cặp vợ chồng thường xuyên cố gắng quan hệ trong thời gian rụng trứng để thụ thai nhanh. Tuy nhiên, vì phụ nữ thường không đoán chính xác thời gian rụng trứng của họ nên quan hệ ba lần trong một tuần sẽ giúp cho người phụ nữ dễ thụ thai.

Sử dụng thiết bị phát hiện rụng trứng

Không thể tin vào cách thức dựa vào lịch để đoán ngày rụng trứng của bạn. Nhiều cặp vợ chồng đã làm theo những lời khuyên về quan hệ tình dục vào ngày thứ 14 theo chu kỳ của bạn. Họ nghĩ rằng chu kỳ của họ thường là 28 ngày vì thế trứng sẽ rụng vào ngày thứ 14. Tuy nhiên, có nhiều phụ nữ không rụng trứng vào ngày thứ 14 vì thế khi quan hệ họ sẽ không thụ thai.

Biết được chính xác thời gian rụng trứng sẽ giúp bạn tính được đâu là thời điểm để dễ dàng thụ thai. Vì vậy, sử dụng một thiết bị để phát hiện thời điểm rụng trứng chính xác sẽ giúp tăng cơ hội thụ thai.

Quan hệ tình dục trước thời điểm rụng trứng

Theo các chuyên gia, trứng sẽ  sống khoảng 24 tiếng sau khi trứng rụng. Trái lại, tinh trùng sẽ sống từ ba đến năm ngày. Điều này đã giải thích tại sao quan hệ hai ba lần trước khi trứng rụng sẽ tăng cơ hội thụ thai cao hơn. Đừng đợi cho đến khi trứng rụng mới quan hệ. Tinh trùng của chồng bạn sẽ không sống lâu hơn trứng của bạn.

Đi khám bác sĩ trước khi muốn có thai

Khám bác sĩ để chắc rằng bạn có sức khỏe tốt và kiểm tra rằng liệu bạn có mắc bệnh truyền nhiễm nào không. Một sức khỏe yếu, những căn bệnh lây lan qua đường tình dục sẽ hạn chế khả năng thụ thai của bạn. Tốt nhất là  đến bác sĩ để họ cho bạn uống vitamin trước khi bạn có thai.

Không nên hút thuốc, uống rượu hoặc uống bất cứ loại thuốc nào

Hút thuốc, uống rượu hoặc uống bất cứ các loại thuốc nào đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Vì thế nếu bạn có những thói quen này thì hãy dừng lại trước khi bạn có thai.

Cả hai cảm thấy được thăng hoa khi quan hệ

Thỉnh thoảng nhiều cặp vợ chồng cố gắng ép mình quan hệ để thụ thai. Điều đó không tốt vì khi quan hệ cả hai phải cảm thấy thoải mái và không bị áp lực thì mới dễ dàng đi đến cực đỉnh trong quan hệ. Đây là một yếu tố cần thiết để giúp nhanh chóng thụ thai.

Những nhà nghiên cứu cho rằng, khi người phụ  nữ được đến một cảm giác cực đỉnh, tinh trùng sẽ dễ dàng đi vào tử cung (đã rộng mở)  và khi nam giới cảm thấy thăng hoa sẽ  xuất nhiều tinh trùng hơn.

Tư thế quan hệ cũng là một yếu tố quyết định

Tư thế truyền thống là tư thế người đàn ông nằm trên người phụ nữ khi quan hệ là một tư thế tốt nhất để dễ dàng thụ thai. Sự hấp dẫn sẽ làm cho tinh trùng dễ dàng xuất. Tư thế này giúp cho tinh trùng được đi sâu vào gần cổ tử cung hơn. Và tinh trùng nằm lâu trong âm đạo của người phụ nữ lâu hơn.

Sau khi quan hệ xong, người phụ nữ đừng đứng dậy ngay. Hãy đặt cái gối dưới hông họ và nằm ở tư thế nằm nghiêng làm sao cho đầu gối của họ chạm gần với ngực. Nằm như vậy ít nhất 15 phút. Hãy cố gắng thư giãn để cho tinh trùng được nằm lại trong âm đạo càng lâu càng tốt. Tránh tư thế người phụ nữ nằm trên người đàn ông.

Cuối cùng nếu bạn vẫn chưa có em bé sau một năm đã cố gắng thì hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Thông thường, hầu hết các cặp vợ chồng sẽ có em bé sau khoảng một năm quan hệ mà không dùng biện pháp phòng chống nào.

THẾ GIA ( Theo JustMomies)

Xuất huyết khi mang thai có nguy hiểm?

Có khoảng 25% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng xuất huyết trong thai kỳ. Tình trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau tùy vào thời điểm diễn ra. Nếu gặp phải tình trạng này, các thai phụ cần có sự tư vấn của nhân viên y tế vì có thể nguy hại đến sức khỏe.

Xuất huyết vào đầu thai kỳ có thể là dấu hiệu của sự sảy thai

Vào đầu thai kỳ, việc xuất huyết có thể không nghiêm trọng, thông thường là do có những tổn thương nho nhỏ ở cổ tử cung. Thế nhưng, trong gần 1/2 các trường hợp, đó có thể là dấu hiệu sảy thai, thường do có liên quan đến sự bất thường của nhiễm sắc thể. Như vậy, việc xuất huyết là một điều khiến thai phụ nên chú ý.

Những nguyên nhân nào khác có thể gây xuất huyết?

Phần lớn các trường hợp bị xuất huyết là dấu hiệu của việc thai phụ có thai ngoài tử cung. Nguyên nhân là do phôi thai làm tổ trước khi di chuyển đến được tử cung, thông thường nhất là làm tổ ở một trong hai bên vòi trứng. Siêu âm thai có thể giúp phát hiện được tình trạng này.

Các nguyên nhân khác, thường hiếm gặp hơn, đó là sự nhiễm trùng, có hư tổn ở cổ tử cung mà không biết trước khi mang thai, hoặc mang thai trứng.

Hình ảnh thai bình thường (trên) và thai ngoài tử cung (dưới).

Trường hợp xuất huyết xảy ra trong thai kỳ

Trong thai kỳ việc xuất huyết thường ít khi xảy ra. Nhưng nếu xảy ra xuất huyết vào thời điểm giữa thai kỳ, đây có thể là dấu hiệu của nguy cơ sinh non.

Nếu xuất huyết xảy ra vào cuối thai kỳ, đó có thể là dấu hiệu của việc chuyển dạ, hoặc còn là trường hợp bánh rau đặt sai vị trí (rau tiền đạo), sẽ khiến cho việc sinh nở bằng đường tự nhiên gặp khó khăn

Nguyên nhân sau cùng, rất hiếm khi gặp: đó là tình trạng bong rau đột ngột - bánh rau bong tróc ra khỏi thành tử cung đột ngột khi chưa đến lúc chuyển dạ. Khi có những dấu hiệu của tình trạng rau bong đột ngột, nhân viên y tế thôn bản cần tư vấn, hướng dẫn thai phụ đến khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị thích hợp, kịp thời.

Nên làm gì khi bị xuất huyết lúc mang thai?

Nếu bị xuất huyết khi mang thai, thai phụ cần có sự tư vấn của bác sĩ ngay lập tức, đặc biệt là vào giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này rất cần thiết để xác định xem việc xuất huyết như vậy có gây nguy hiểm cho bạn không. Nhân viên y tế thôn bản cần tư vấn thai phụ nhanh chóng đến khám tại đúng bác sĩ chuyên về sản phụ khoa. Trong những trường hợp quá khẩn cấp, bạn có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa tổng quát, hoặc nên gọi cấp cứu để được xử trí kịp thời.

Nên theo dõi thường xuyên trong quá trình mang thai.

Những trường hợp nào cần được điều trị?

Thai ngoài tử cung: Trường hợp này thường sẽ được phẫu thuật khẩn cấp để bảo vệ vòi trứng. Tuy nhiên, nếu thai phát triển chưa lớn, việc điều trị có thể bằng thuốc

Nhiễm trùng: Các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng kháng sinh

Dọa sinh non: Thai phụ sẽ được chỉ định nghỉ ngơi kèm theo điều trị bằng thuốc chống các cơn co thắt tử cung

Các trường hợp khác: Các thai phụ cần phải được theo dõi việc mang thai một cách chặt chẽ, đúng theo quy định để biết những dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra khi mang thai, từ đó, các bác sĩ sẽ tư vấn và có hướng điều trị thích hợp, kịp thời, tránh những nguy cơ xảy ra đối với mẹ và thai nhi.   

 

BS. Bùi Thị Phương

Bệnh lý lành tính niêm mạc tử cung

Tử cung (TC) với vai trò là cái nôi làm tổ cho thai nhi phát triển, đồng thời là nơi ra kinh hàng tháng có chu kỳ của nữ giới. Với vai trò quan trọng đó, TC cũng là nơi có nhiều biến cố thăng trầm nhất trong bệnh lý sản phụ khoa.

Tử cung có cấu trúc như thế nào?

Cấu trúc của TC về phương diện giải phẫu học nằm trong tiểu khung, hình quả lê, cấu tạo bởi 3 lớp, tính từ ngoài vào trong gồm có lớp thanh mạc nằm ở ngoài cùng, kế tiếp là lớp cơ trơn và trong cùng là lớp nội mạc (NM) TC.

NMTC được cấu tạo bởi biểu mô lát tầng, chịu ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh dục hàng tháng của cơ thể.

Polype nội mạc tử cung

Đây là một dạng lành tính, phát triển từ tổ chức NMTC, kích thước rất khác nhau, khối polype có thể choán chỗ toàn bộ buồng TC, có thể một hay nhiều polype. Bản chất của polype giống như cấu tạo của NMTC.

Khoảng 6 - 10% số người bệnh không có triệu chứng, chỉ chẩn đoán tình cờ khi kiểm tra sức khỏe, hay chụp buồng TC có cản quang nhằm chẩn đoán vô sinh. Rong kinh, rong huyết là triệu chứng thường gặp nhất, nhất là trường hợp polype to có cuống dài thòng xuống cổ TC, kèm huyết trắng nhiều.

Siêu âm TC và hai phần phụ có thể phát hiện polype và xác định được vị trí, kích thước polype. Chụp buồng TC vòi trứng có cản quang, giúp thấy rõ hình dạng polype, giúp thấy được một hay nhiều polype.

Điều trị: cắt polype dưới hướng dẫn của nội soi lòng TC; một số tác giả đề nghị có thể phối hợp thuốc progesterone để cải thiện tình trạng cường estrogen.

Tăng sinh nội mạc tử cung

Là tình trạng của sự tăng sản của lớp NMTC, đặc điểm của sự tăng sản này là sự gia tăng cả về số lượng lẫn mật độ các thành phần của lớp NMTC. Tăng sinh NM TC thường do tình trạng cường estrogen hoặc do sự suy giảm progesterone của hoàng thể. Trên thực tế, chúng ta thường gặp ở các nhóm đối tượng sau: ở tuổi dậy thì, tăng sinh NMTC do chu kỳ không rụng trứng. Ở tuổi tiền mãn kinh do suy giảm progesterone của hoàng thể và nhóm tuổi sau mãn kinh thường là do tăng estrogen ngoại lai vì có dùng nội tiết thay thế.

Chẩn đoán tăng sinh NMTC, biểu hiện chu kỳ kinh nguyệt không đều, xuất huyết giữa kỳ kinh, rong kinh, cường kinh. Siêu âm có sự gia tăng bề dày lớp NMTC. Nội soi buồng TC, cho thấy hình ảnh như: NMTC dày lên, có những nhú nội mạc bờ không đều, kết hợp nạo sinh thiết một cách chính xác.

Tăng sinh NMTC ở bé gái không cần điều trị, cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và nghỉ ngơi điều độ. Đối với nhóm tuổi tiền mãn kinh cần nạo sinh thiết nội mạc làm xét nghiệm giải phẫu bệnh, khi NMTC tăng sinh không có tế bào điển hình có thể dùng progesteron liều cao trong 6 tháng sau đó kiểm tra lại; trường hợp kết quả giải phẫu bệnh trả lời có sự tăng sinh tế bào NMTC không điển hình, xử trí cắt TC hoàn toàn.

Teo nội mạc tử cung

Bệnh lý này xảy ra ở phụ nữ mãn kinh do có sự thiếu hụt nội tiết tố từ buồng trứng. Teo NMTC ở trong trường hợp này thường đi kèm theo toàn bộ các cơ quan sinh dục. Ngoài ra, teo NMTC gặp ở phụ nữ đang trong độ tuổi hoạt động sinh dục do suy estrogen, thể hiện trên lâm sàng là vô kinh thứ phát, có thể gặp trong trường hợp phụ nữ dùng thuốc tránh thai phối hợp. Ở hai dạng trên chỉ có teo NMTC, không có kèm sự teo của các cơ quan sinh dục khác đi kèm.

Chẩn đoán: thường không có biểu hiện lâm sàng, đôi lúc có ra máu bất thường, lượng ít, tái phát, khám thấy teo bộ phận sinh dục ngoài gồm teo âm đạo, teo cổ TC.

Điều trị: chỉ đặt vấn đề điều trị khi có xuất hiện bất thường, thường sử dụng estrogen liều thấp phối hợp với kháng sinh. Nếu điều trị không kết quả nên cắt TC toàn phần.

Dính lòng tử cung

Đặc điểm dính lòng TC xảy ra sau một sang chấn, do sự áp dính vào nhau của lớp bề mặt thành TC, xảy ra thứ phát sau những thủ thuật nạo lòng TC, làm mất đi một số đáng kể diện tích lớp NMTC. Khả năng dính lòng TC tăng cao khi thực hiện những thủ thuật nạo hút trên TC có thai, do lớp NMTC thường mềm mại và sung huyết trong lúc có thai, dễ làm tổn thương đến tế bào đáy. Ngoài ra còn gặp những nguyên nhân do nạo sinh thiết, bóc nhân xơ, phẫu thuật tạo hình cũng làm dính lòng TC.

Vị trí dính lòng tử cung có thể trung tâm đáy tử cung, ở hai bên hay vùng eo tử cung, hậu quả của dính lòng tử cung có thể gây vô sinh, khi có thai lại dễ gây sảy thai, sau sinh nhau cài răng lược hay sót nhau.

Chẩn đoán dính lòng TC trên lâm sàng biểu hiện thiểu kinh, kinh thưa hay vô kinh, khi có kinh bị đau bụng nhiều. Chụp lòng TC có cản quang, có hình ảnh khuyết, có sự biến dạng teo hẹp lòng TC. Soi buồng TC có giá trị xác định vị trí dày dính kết hợp điều trị.

Điều trị, kết hợp nội soi buồng TC để điều trị bằng cắt chỗ dày dính sau đó đặt miếng phiến mỏng silastic trong vòng 10 - 15 ngày, sau đó thay thế bằng vòng tránh thai. Ngoài ra, có thể kết hợp dùng estrogen một đợt để kích thích sự tái tạo nhanh chóng lớp NM TC sau khi gỡ dính.

BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN

Nhiều phụ nữ được khám sàng lọc định kỳ

Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do ung thư ở phụ nữ Việt Nam. Các nghiên cứu gần đây về ung thư cho thấy số người mắc ung thư cổ tử cung đang có xu hướng tăng lên. Ðây là thông tin được đưa ra tại cuộc Hội thảo phổ biến kết quả dự án tăng cường dự phòng thứ cấp ung thư cổ tử cung vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Dự án đang được triển khai tại 3 tỉnh: Thanh Hóa (năm 2009), Thừa Thiên Huế và Cần Thơ (đầu năm 2010) nhằm xác định các yếu tố trở ngại, thúc đẩy việc duy trì, mở rộng chương trình sàng lọc và điều trị ung thư cổ tử cung.

Cần Thơ là thành phố có tỷ lệ mới mắc ung thư cổ tử cung cao nhất cả nước, với mức 21,5/100.000 phụ nữ. Đứng thứ hai về tỷ lệ mắc này là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội xếp ở vị trí thứ ba. Nếu không có các can thiệp sàng lọc, dự phòng và điều trị ung thư cổ tử cung thì trong khoảng 10 năm nữa, tỷ lệ mắc mới và chết do bệnh này sẽ tăng thêm 25%.

Từ năm 2008-2010, đã có hơn 70.000 phụ nữ ở lứa tuổi 35-60 được khám sàng lọc ung thư cổ tử cung tại nhiều địa phương. Kết quả chẩn đoán tế bào học cổ tử cung cho thấy chỉ có gần 22% phụ nữ bình thường, 73% phụ nữ có viêm nhiễm cổ tử cung, phát hiện 14 trường hợp ung thư cổ tử cung.

 Tiêm vaccin là biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hữu hiệu. Ảnh: M.H

Mặc dù là bệnh có thể dự phòng và phát hiện sớm, nhưng hiện tại ung thư cổ tử cung vẫn là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ Việt Nam. Khảo sát của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư tại 5 trung tâm ung thư lớn trong toàn quốc cho thấy, gần 54% bệnh nhân ung thư đến khám và chữa bệnh đã ở vào giai đoạn muộn. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng trên là phụ nữ chưa ý thức được việc cần phải khám sàng lọc định kỳ để phát hiện sớm ung thư qua các xét nghiệm thích hợp.

Để phòng bệnh, việc tiêm vaccin cho các em gái và những phụ nữ trước khi bắt đầu có quan hệ tình dục là cần thiết để giảm số người mắc mới ung thư cổ tử cung. Bởi vaccin này phòng ngừa được sự nhiễm các virut sinh u nhú ở người gây ra khoảng 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung.

Bên cạnh đó, việc liên tục sàng lọc những phụ nữ đã được tiêm phòng cũng như chưa được tiêm phòng cũng cần được đẩy mạnh để phát hiện các tổn thương tiền ung thư và điều trị các tổn thương này kịp thời.   

 

Ung thư cổ tử cung là một bệnh liên quan đến tình trạng nhiễm virut sinh u nhú ở người (HPV) lây truyền qua đường tình dục. Hiện nay, ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến trong các loại ung thư đối với phụ nữ trên toàn thế giới và đứng thứ hai sau ung thư vú. Hằng năm, có khoảng 520.000 phụ nữ mắc mới ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới và hơn 274.000 người chết do ung thư cổ tử cung, trong đó 80% ca tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển.

 Thanh Hồng